Logo

Thiền định là gì? Hướng dẫn thiền định cho người mới bắt đầu

Thiền định được chúng ta biết đến là một phương pháp thực hành tinh thần hướng đến việc tập trung tâm trí nhanh chóng, với mục đích là phát triển thể chất và tinh thần cho người thực hiện. Theo khoa học, phương pháp thiền định hiện nay cũng mang lại rất nhiều những lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp con người có một tinh thần thoải mái và an yên hơn.

mục lục Mục lục

mục lục

Thiền định là gì?

Cụm từ “Thiền định” có lẽ đã không còn quá xa lạ gì với tất cả mọi người, tuy nhiên để hiểu rõ về ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng nắm rõ được. Thiền định được hình thành từ một khái niệm mà chúng kết hợp giữa hai từ: Tĩnh lự có nghĩa là Thiền và Tam muội có nghĩa là Định. Cụ thể ở đây sẽ là:

  • Tĩnh Lữ: Nếu xét nghĩa cụm từ này ở tiếng Phạn, các bạn có thể hiểu đây là việc sử dụng tâm thể vắng lặng để có thể suy xét các vấn đề đạo pháp.

  • Tam muội: Ở đây sẽ được hiểu là luôn tập trung tâm trí của mình vào một đối tượng duy nhất, cố gắng không để bị phân tâm.

thiền định
Thiền định là gì 

Khi các bạn kết hợp hai từ ý nghĩa của câu tiếng Phạn này lại, ta sẽ thành một câu hoàn chỉnh như sau: Thiền định có nghĩa là khi con người ta tập trung sự chú ý của bản thân vào một đối tượng duy nhất, luôn cố gắng không bị phân tâm để cho tâm thể của mình được an tĩnh, cũng từ đó được quan sát và suy nghiệm những chân lý như đạo làm người theo một cách tỏ tường nhất.

Các loại thiền trong Phật giáo

Khi nhắc đến thiền định, chúng ta sẽ luôn cảm nhận được những cảm giác thư thái, tinh thần của mình sẽ được “gội rửa” hết những muộn phiền, tạo cảm giác an yên trong lòng. Vậy các bạn đã biết đến các loại thiền trong Phật Giáo chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thế gian thiền 

thiền định là gì
Thế gian thiền trong Phật Giáo 

Trong các loại thiền định, mở đầu sẽ là thế gian thiền, ở loại này các bạn sẽ hiểu chung theo 2 loại cơ bản nhất đó là: “Căn bản vị thiền” cùng với “Căn bản tịnh thiền”.  Tuy nhiên trong đó đối với “Căn bản vị thiền” mọi người sẽ được tìm hiểu bao gồm 12 phẩm và được chia làm 3 phần đó là: Tứ thiền, Tứ vô lượng và cuối cùng là Tứ không. Ở mỗi loại các bạn lại sẽ hiểu theo từng nét nghĩa như sau:

  • Tứ thiền: Đây có nghĩa là dành cho những người đã chán cái cảnh hỗn loạn của Dục giới, nói một cách đơn giản để các bạn có thể hiểu đó là “Chán cái cảnh hỗn loạn của xã hội hiện nay” khi đó sẽ chọn cách Tứ thiền.

  • Tứ vô lượng: Đây là cách mà con người muốn bản thân được tích phước lớn cho sau này.

  • Tứ không: Đối với trường hợp này là khi con người ta đã quá chán cái cảnh sắc giới chật hẹp, giờ đây chọn cách thiền định này để bản thân được rộng mở, thoải mái hơn.

Xuất thế gian thiền

Kiểu thiền định tiếp theo trong Phật Giáo sẽ là “Xuất thế gian thiền”, ở pháp thiền này các bạn sẽ được thấy bậc xuất thế, do đó mà con người ta sẽ được hiểu tại 4 thứ Thiền quán như sau: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và cuối cùng sẽ là Thấp nhất thiết xứ quán.

lợi ích của thiền định
Xuất thế gian thiền trong Phật Giáo 

Với kiểu thiền pháp này, chúng ta có thể đi đến kết quả đó là cắt đứt ái dục, trí não có cơ hội được loại bỏ mọi phiền lo để bản thân có thể đạt tới cảnh giới cao nhất. Hoặc cũng có thể hiểu, từ bốn Thiền Quán này còn là cách con người ta lấy những pháp hữu vi làm đối tượng để suy nghiệm, để từ đó có thể đi đến kết quả của ly dục, phát sinh vô lậu trí.

Xuất thế gian thượng thượng thiền

Kiểu thiền định tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn sẽ là xuất thế gian thường thiền, đây được xem là pháp Thiền ở bậc cao nhất. Bởi chỉ có người có bậc Đại nhân mới có thể thực hiện. Hiện tại Kinh Địa trì cũng đã từng giải thích thích về chín môn đại thiền và chúng được hiểu như sau:

  • Tự tánh Thiền: Ở đây các bạn sẽ được hiểu đó là kiểu quan sát tự tâm mà tuyệt đối không cần đến bất kỳ đối tượng nào từ bên ngoài/ ngoại cảnh.

  • Nhất thiết thiền: Trong thiền định nói sẽ có tác dụng giúp cho chúng ta có thể tự mình thực hiện và thậm chí là dạy Pháp cho người khác.

  • Nan thiền: Được đánh giá là môn Thiền khổ hạnh, gian nan nhưng cũng cực kỳ thâm diệu và khó tu.

  • Nhất thiết môn thiền: Được hiểu là ở môn này tất cả các pháp Thiền sẽ đều được bắt nguồn từ đây.

  • Thiện nhân thiền: Đây là một trong những môn thiền dành cho những chúng sinh sở hữu đại thiền căn cùng tu tập với nhau.

  • Trừ não thiền: Có nghĩa ở bài tập này con người sẽ có năng lực loại bỏ những khổ đau, phiền não để thân tâm an lạc.

  • Thử thế tha thế lạc thiền: Lợi ích của thiền định này sẽ là giúp người thực hiện có thêm năng lực giúp cho chúng sinh được an lạc hơn trong tương lai và cả ở hiện tại.

  • Thanh tịnh tịnh thiền: Có năng lực loại trừ hoàn toàn nghiệp cũng như chứng được tịnh báo đại bồ đề. Và khi các bạn tu xong môn thiền này. tâm của chúng ta được thanh tĩnh hoàn toàn, cũng sẽ không còn phải thấy cái tướng thanh tịnh đó nữa, gọi là Tịnh báo.

Những lợi ích của việc thiền định mỗi ngày

lợi ích của việc thiền định mỗi ngày
Lợi ích của việc thiền định hàng ngày cho sức khỏe

Theo như kinh nghiệm mà nhiều bạn đã từng trải nghiệm thực tế của việc thiền định, cũng như những nghiên cứu từ khoa học. Lợi ích của việc thiền định mỗi ngày là rất nhiều, nó sẽ không chỉ giúp chúng ta thoải mái về mặt tâm trí mà còn là những cải thiện về mặt cơ thể.

  • Giúp con người ta sau khi tập luyện có thể phần nào làm giảm bớt căng thẳng, lo lắng.

  • cách thu hút năng lượng tích cực giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, đặc biệt là giúp cải thiện triệu chứng của bệnh trầm cảm cực kỳ tốt.

  • Một biện pháp cai nghiện an toàn.

  • Cải thiện giúp cho giấc ngủ được sâu hơn, kiểm soát được những cơn đau.

  • Giúp làm giảm huyết áp.

  • Tăng cường khả năng tập trung và lắng nghe của bản thân người thực hiện với mọi chuyện xung quanh.

Hướng dẫn cách thiền định dễ dàng và hiệu quả nhất

Thiền định được đánh giá là bài tập giúp con người rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là việc cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đối với những bạn mới biết đến những bài thiền này, cũng như khi bắt đầu vào tập sẽ có đôi chút khó khăn. Chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn có thể tham khảo các bước thiền sao cho dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất nhé!

Bước 1: Điều chỉnh thời gian thiền

Việc đầu tiên mà các bạn cần phải làm được nếu muốn thực hiện buổi thiền định được hoàn chỉnh nhất đó là biết cách điều chỉnh thời gian. Đối với những bạn mới bắt đầu tập thiền, thay vì cố ép bản thân ngồi lâu hơn tạo cảm giác mệt mỏi, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn chúng lại để cho cơ thể có thêm thời gian để thích nghi. 

mục đích của thiền định
Điều chỉnh thời gian ngồi thiền phù hợp với bản thân 

Việc này không chỉ giúp cho các bạn mang lại tinh thần thoải mái đúng như mục đích của bài tập, mà chúng còn giúp nâng cao hiệu quả thiền định hơn. Các bạn có thể tăng dần thời gian luyện tập sau khi đã trải nghiệm một thời gian, tuy nhiên cần phải dựa vào khả năng của bản thân.

Bước 2: Thực hiện chậm rãi

Một trong những điều quan trọng tiếp theo mà các bạn phải luôn chú ý đó là thực hiện những bài tập thật sự nhẹ nhàng và chậm rãi. Thiền định chậm rãi là cách để các bạn giúp cho tâm trí của mình được bình tâm hơn, những suy nghĩ sẽ lần lượt được nhẹ nhàng lướt qua.

Đồng thời, khi thực hiện những bài thiền các bạn sẽ không được bắt ép bản thân mình phải từ bỏ những suy nghĩ thật nhanh khi bắt đầu, điều đó chỉ khiến bản thân dần mất tập trung và làm giảm hiệu quả. Do đó, việc mà bạn cần làm đó là dành thời gian cho cơ thể và đầu được thả lỏng chậm rãi để giúp giảm bớt căng thẳng.

Bước 3: Tạo cảm giác thoải mái

Cách giúp cho bài tập của các bạn được hiệu quả có lẽ là ngay từ đầu hãy tạo cho bản thân một cảm giác thoải mái khi tập. Các bạn có thể lựa chọn vị trí ngồi, kiểu ngồi sao cho mình cảm thấy được thả lỏng và nhẹ nhàng nhất. Trong thời gian ngồi thiền, các bạn cũng có thể dành tặng cho mình một bài nhạc nhẹ nhàng hoặc nghe những lời răn dạy của Phật, đó cũng là cách có thể giúp tạo cảm giác thoải mái.

các loại thiền
Luôn tạo cảm giác cho bản thân khi ngồi thiền định

Bước 4: Tập trung vào hơi thở

Điều tiếp theo mà các bạn không thể bỏ qua khi ngồi tập thiền định đó là hơi thở của mình. Mọi người hãy cố gắng chú ý đến những nơi mà các bạn có thể cảm nhận được tốt nhất hơi thở khi tập như: miệng, mũi, tai,… Cách này được xem là phương pháp khá hay nếu các bạn muốn thu hút sự tập trung của bản thân.

Bước 5: Theo dõi hơi thở

Sau khi các bạn đã có thể cảm nhận được hơi thở như ở bước 4, việc mà bạn cần làm tiếp đó sẽ là chú ý, cũng như theo dõi hơi thở của bản thân trong khoảng 2 phút. Hãy tập cho mình thói quen hít thật sâu, mở rộng bụng và sau đó là thở từ từ và hóp bụng lại để đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện bài thiền.

các loại thiền định
Luôn theo dõi hơi thở của mình khi ngồi thiền 

Bước 6: Kiểm soát tâm trí

Điều tối kỵ khi chúng ta thực hiện bài thiền định là luôn suy nghĩ lan man khi thiền, đây cũng được xem là lỗi mà hầu hết những bạn mới bắt đầu sẽ thường mắc phải. Chính vì vậy, để có thể thiền tốt, các bạn cần tự kiểm soát được tâm trí của mình bằng nhiều cách khác nhau như: tập trung hơi thở, đọc một bài kinh phật…

Bước 7: Tưởng tượng

Trong khi tịnh tâm ngồi thiền, các bạn có thể hình dung ra một vật thể hay điều gì đó để lôi kéo được sự tập trung của chính mình. Điều này sẽ rất có ích cho các bạn, giúp bạn năng cao được sự tập trung và hiệu quả cần có của bài tập.

Bước 8: Niệm kinh

Niệm kinh được xem là cách tốt nhất giúp những bài tập thiền định của các bạn đạt được hiệu quả cao. Lúc này ngoài việc tâm hồn được chưa lành, an yên thì các bạn còn có thể giúp bản thân được tập trung và thoải mái khi tập luyện. Đồng thời, nó còn giúp tạo nên một bài tập không chỉ tốt về mặt thể chất, mà còn là cách giúp chúng ta chữa lành tâm hồn hiệu quả.

các loại thiền trong phật giáo
Niệm kinh Phật khi ngồi thiền

Bước 9: Kết thúc thiền định

Để bài tập của các bạn trở nên hoàn hảo nhất, chúng ta nên thực hiện việc kết thúc buổi thiền một cách nhẹ nhàng. Các bạn sau khi thiền xong hãy để mắt của mình từ từ mở ra, dành thời gian cho chúng được nhìn ngắm mọi thứ xung quanh sẽ giúp cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc được thả lỏng và thoải mái nhất.

Một vài mẹo tập thiền tại nhà bạn nên biết

Ngoài việc áp dụng tư thế thiền định hay thời gian thiền đúng chuẩn, mọi người cũng cần bỏ thêm cho mình một vài mẹo sau đây đẻ bài tập tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy tham khảo ngay những mẹo hay này nhé:

  • Chọn cho bản thân một không gian thoải mái và yên tĩnh để thực hiện bài thiền.

  • Không suy nghĩ quá nhiều khi tập, hãy tạo cảm giác thoải mái và thư thái nhất.

  • Sử dụng giọng nói của bản thân như: hát một bài hát nhẹ nhàng, đọc thần chú hay niệm kinh,…

  • Ngoài việc ngồi, các bạn có thể chọn cách nằm và áp dụng thêm những kỹ thuật của yoga để giúp tinh thần thoải mái nhất.

  • Tuyệt đối không tập khi cơ thể đang mệt mỏi và không tự nguyện.

  • Nên thực hiện bài tập tài nhà kéo dài từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.

Lời kết  

Như vậy là ở bài viết hôm nay, chúng tôi đã giúp tất cả mọi người hiểu rõ hơn về thiền định, cũng như hướng dẫn các bước để bài tập thiền đạt được hiệu quả cao nhất. Mong rằng với những chia sẻ đó của Phụ Nữ Plus sẽ giúp ích cho các bạn, đồng thời có thể tạo thêm động lực cho các bạn tham gia bài tập thiền này nhé!