Logo

Thấm thía lời Phật dạy không tham sân si trong cuộc sống

Lời Phật dạy không tham sân si giúp con người buông bỏ những khổ đau, sầu não cuộc đời, tránh xa những nghiệp báo, oan trái. Nhưng để hiểu và thấm thía được những bài học đó không phải một sớm một chiều. Cùng Phụ Nữ Plus khám phá ngay chân lý Phật dạy không sân si ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Tham sân si nghĩa là gì?

Để thấm thía được những lời Phật dạy không tham sân si một cách thấu đáo nhất cần hiểu rõ tham sân si thực chất là gì. Theo quan điểm Phật giáo, tham sân si được xem là Tam độc ám chỉ trạng thái có hại trong tinh thần của chúng sinh. 

phật dạy không tham sân si
Lời Phật dạy không tham sân si cực thấm thía

Ngoài ra, đây còn chính là nguồn gốc sâu xa của mọi khổ đau, buồn bã trên đời. Con người chúng ta cứ mãi quẩn quanh trong vòng xoáy tham lam, sân si sẽ tự hại mình, hại người và hại chính tâm hồn.

Con người chúng ta còn bị tham sân si khống chế tạo nghiệp trong tiềm thức dưới dạng tiền định, luôn trói buộc tâm thức của ta. Nếu trong trường hợp không nhận thức và kiểm soát sẽ khiến ta sa đọa, trở thành chính nạn nhân của chúng. 

Khám phá chân lý từ lời Phật dạy không tham sân si

Những chân lý Phật dạy về tham sân si nhằm giúp ta thoát khỏi điều ác, xấu xa trong tiềm thức. Cũng từ đó có thể hoàn thiện bản thân hơn, không u mê mù quáng nữa. Dưới đây là những lời Phật dạy không tham sân si cực sâu sắc ai cũng nên biết.

Lời phật dạy về lòng tham

Đầu tiên chính là Phật dạy về lòng tham, đây được xem là lời dạy về sự thức tỉnh. Theo Đức Phật, tham lam không khác gì sự mê đắm, ham muốn vô độ một điều gì đó. Nguyên nhân cốt lõi của lòng tham bắt nguồn từ chính các nhu cầu như tài, sắc, thực, thùy và danh. Phật dạy rằng tâm sinh tướng, khi những nhu cầu quá cao sẽ dẫn đến lòng tham thể hiện ngay ở lời nói, hành động và thậm chí là cả trên tướng mạo.

phật dạy về tham sân si
Mọi tham lam chỉ khiến tâm ta cảm thấy dằn vặt

Dù vậy, Đức Phật cũng khẳng định bản chất vốn có của con người không phải tham lam, ngay từ khi sinh ra chỉ là tờ giấy trắng. Lòng tham hình thành và lớn dần theo thời gian hoặc bị tác động từ những yếu tố ngoại cảnh. Nếu không hiểu và bỏ ngoài tai lời Phật dạy không tham lam, con người sẽ chỉ mãi đắm chìm trong cuồng quay tham vọng mà thôi.

Lời Phật dạy về sân

Chỉ hiểu mỗi lời Đức Phật dạy về lòng tham thôi là chưa đủ. “Sân” chính là một trong những lời Phật dạy không tham sân si vô cùng thấm thía. Sân ở đây chính là cơn giận dữ, nóng giận, thù hận khi không đạt được thứ mình mong muốn. Hoặc cũng có thể không vừa ý, không thỏa mãn những mong cầu thường ngày trong cuộc sống.

Khi đó, chúng ta sẽ có xu hướng tức tối, khó chịu hay dễ bị bất bình trước lời nói, hành động xúc phạm của người khác. Cũng từ đó mà ta làm trái đi lời Phật dạy về tham sân si, tạo ra thù hận, oan trái, tổn thương người khác, thậm chí tìm mọi cách để trả thù.

lời phật dạy về tham sân si
Sân si chỉ làm bản chất con người trở nên xấu xa

Sở dĩ, sân được sinh ra từ chính niềm yêu thích, hiểu đơn giản chính là khi bị đụng chạm, xúc phạm nhưng ta lại không để tâm nhiều. Nhưng khi ta là người bị xúc phạm chắc chắn sẽ khó chịu, tức tối vô cùng. Dù vậy, hãy luôn ghi nhớ lời Phật dạy về chữ Nhẫn và nghĩ rằng trên đời chả ai tránh khỏi việc bị chê bai hay khiển trách. Chính lẽ đó, hãy sống tích cực và vui vẻ hơn, tự tạo niềm vui cho chính mình.

Lời Phật dạy về si

Khi nhận thức được lời Phật dạy về lòng tham cũng sẽ hiểu được về si. Si tức si mê, ngu muội, mãi không thể thoát ra được vòng xoáy sai trái, không thể suy nghĩ thông suốt được. Chính vì lẽ đó, trong tiềm thức con người sẽ gây nên tội lỗi, oán hờn cho cả chính mình lẫn những người xung quanh.

phật dạy về lòng tham
Biết đủ, biết dừng là làm đúng lời Phật dạy về sân si

Những người như vậy được Phật giáo xem là vô minh, hay còn được coi là ngu dại không thể nhìn rõ bản chất đen tối, xấu xa đang gặm nhấm bản chất của mình từ sâu bên trong. Vì thế, hãy làm theo lời Phật dạy không sân si để tự rút mình ra vòng xoáy tội lỗi, sống thanh cao và trong sạch hơn.

Kết luận

Tham sân si là nguồn cơn của mọi khổ đau, chính vì thế hãy học theo những gì Phật dạy không tham sân si do Phụ Nữ Plus tổng hợp để có thể tu tập, bỏ mặc sự vô minh, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng. Nếu làm được điều đó sẽ thấy tâm thanh thản, luôn biết đủ, không gây khổ đau cho chính mình và những người xung quanh.