Logo

Lời phật dạy về chữ nhẫn nghe để tránh mang họa vào thân

Lưu Lan Hương

Chủ nhật, 29/10/2023 - 16:06

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn mang đến chúng ta các các hàm ý sâu sắc, giống như một kim chỉ nam giúp cho chúng sinh có thể đi đúng phương hướng. Qua lời Phật dạy, mỗi người đều cần phải có sự tu tâm dưỡng tính cũng như giữ cho tinh thần ngày càng tích cực. Trong bài viết hôm nay, Phụ Nữ Plus sẽ giúp bạn hiểu rõ sâu sắc về những lời Phật dạy thông qua chữ Nhẫn nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong Phật giáo là gì?

Chữ Nhẫn có khá nhiều ý nghĩa khác biệt nhau, trong lời Phật dạy về chữ Nhẫn mang đến nhiều cách hiểu và ý nghĩa khác. Vì thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem ý nghĩa của Nhẫn trong Phật giáo qua nội dung bên dưới nhé!

Vậy chữ Nhẫn có ý nghĩa gì? Theo tiếng Trung, chữ Nhẫn (忍) được kết hợp chữ Tâm (心) và chữ Đao (刀) mang hàm ý là phải có sự tôi luyện và mài dũa mỗi ngày thì mới thành. Chữ Tâm được xem là nền tảng của cả chữ Nhẫn. Khi tâm của mỗi người có sự dao động thì không thể giữ được sự bình tĩnh, vì thế tâm càng bất động thì càng đại nhẫn.

lời phật dạy về chữ nhẫn
Chữ Nhẫn có ý nghĩa gì?

Tiếp theo, trong Phật giáo có dạy rằng: "Trong sáu phép siêu độ (lục độ) và hàng vạn phương pháp tu hành (vạn hạnh) thì nhẫn là đệ nhất." Ý nghĩa chữ Nhẫn trong Phật giáo đó là sự nhẫn nhục, chịu đựng, đôi khi nên chấp nhận phần thiệt về phía mình.

Nhẫn nhịn theo lời Phật dạy chính là sự an tịnh trước nhiều lời sỉ nhục, nhục mạ trong tâm thế bình thản, không có sự tức giận. Nhẫn nhịn là dứt đi các cuộc tranh cãi vô lý, là sử dụng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng đến tình thương để cảm hóa nỗi sân hận đố kỵ.

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn đáng suy ngẫm

Sau khi bạn đã hiểu được phần nào về các ý nghĩa trong lời Phật dạy về chữ Nhẫn thì chúng ta sẽ cần suy ngẫm chi tiết và kỹ hơn để thấm các lời dạy này. Mời bạn hãy cùng đón xem tiếp nội dung bài viết dưới đây nhé!

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn đó là: “Thái độ đối nhân xử thế theo cách đoan chính, nét mặt kiến tịnh tinh khiết và phong thái dung mạo tốt đẹp thì đây đều là từ trong Nhẫn mà có được.” 

Người biết Nhẫn là một người có trí tuệ hiểu biết nhiều và biết nhìn xa trông rộng. Do đó, từ xưa đến nay người làm được các việc to lớn thì đều có tính Nhẫn nại tốt, khi Nhẫn nhịn càng cao thì có thể làm được nhiều công việc lớn.

chữ nhẫn có ý nghĩa gì
Chia sẻ và suy ngẫm lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Chữ Nhẫn trong Phật giáo dạy chúng ta rằng, nếu biết nhẫn nhịn được thì trong nghịch cảnh nào cũng sẽ cảm thấy không có sự bi lụy, không hề oán mình trách đến người khác. Đồng thời, đây cũng là cách tu tâm dưỡng tính giúp bản thân tìm được hướng sáng cho cuộc đời mình. Người không có sự Nhẫn nhịn đa phần sẽ nhận về họa cho thân mà thôi. Khi biết cảm thông, bao dung và rộng lòng tha thứ lỗi lầm đó là bạn đã đạt được cảnh giới đắc đạo.

Theo lời đức Phật dạy về chữ Nhẫn, học cách Nhẫn nhịn không phải là tự hạ thấp bản thân mà chính là giúp nâng mình lên. Bạn sử dụng sự tỉnh thức của mình để giúp thức tỉnh được người khác. Cũng như việc Nhẫn lại sẽ giúp cho việc lớn biến thành nhỏ, làm cho việc nhỏ hóa thành vô sự. Chỉ cần trong lòng chúng ta không còn chất chứa nhiều nỗi lo, tâm an yên thì giấc ngủ sẽ yên lành, cảm nhận cuộc đời hạnh phúc.  

Tổng hợp những câu nói hay về chữ Nhẫn hay và ý nghĩa

Khi nhắc đến lời Phật dạy về chữ Nhẫn, có câu rất nổi tiếng đó là “Nhẫn có khi để được bình an, có khi Nhẫn để được thênh thang cõi lòng”. Để giúp người đọc có thể biết thêm nhiều câu nói hay về chữ Nhẫn hãy cùng xem nội dung sau.

ý nghĩa chữ nhẫn trong phật giáo
Một số câu nói hay, đáng suy ngẫm về chữ Nhẫn

Dưới đây là những câu nói hay về chữ Nhẫn của nhiều tác giả mà chúng tôi tổng hợp được:

1. Lòng kiên nhẫn khi bị lạm dụng sẽ biến thành sự giận dữ. (Thomas Fuller)

2. Không biết bao lần đã con người buông tay từ bỏ khi họ chỉ cần một chút ít nỗ lực, một ít sự kiên trì nữa thôi thì đã đạt được thành công. (Elbert Hubbard)

3. Chúng ta sẽ không bao giờ tự mình học được can đảm và sự kiên nhẫn nếu trên thế gian này chỉ có niềm vui. (Helen Keller)

4. Giới hạn đỉnh cao của sự kiên nhẫn chính là bạn không nói, không cáu, không giận. (Khuyết danh)

5. Chữ Nhẫn là một chữ tượng vàng. Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu. (Khuyết danh)

6. Một chút giận hai chút tham. Lận đận cả đời ri cũng khổ. Trăm điều lành thì ngàn điều nhịn. Thong dong tất dạ rứa mà vui. (HT Thiện Siêu)

7. Theo Lời Phật dạy về chữ Nhẫn, trong sáu phép siêu độ và hàng vạn phương pháp tu hành thì chữ ‘Nhẫn’ là đệ nhất

8. Sự kiên nhẫn sẽ gặt hái được sự an bình. Sự vội vàng thì sẽ gặt hái sự tiếc nuối.

9. Nhẫn sẽ không phải là nhục, mà chính là khả năng kiềm chế của bản thân thoát ra khỏi sự nóng nảy và vội vàng. Đó còn là tố chất đáng quý mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được.

10. Khi một cơn thịnh nộ đi qua có thể nó chỉ còn lại những điều hối hận, do đó là con đường ngắn nhất đưa đến sự hiểu lầm và các quyết định sai lầm hoặc thiển cận. Tuy nhiên, chỉ cần giữ bình tĩnh, nhẫn nại thì không ai phải mệt mỏi và tất cả mọi việc sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn.

11. Nếu bạn không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn luôn có riêng một ngọn lửa, chỉ chờ gió nhẹ thổi đến là bùng cháy.

12. Lời Phật dạy chữ Nhẫn: ”Nhịn được một cái tức một lúc, tránh được cả mối lo trăm ngày”.

Lời kết

Như vậy dựa vào bài viết trên, Phụ Nữ Plus đã chia sẻ đến bạn ý nghĩa của lời Phật dạy về chữ Nhẫn cực kỳ sâu sắc. Hy vọng rằng qua nội dung trên đã phần nào bạn thấm thía hơn về các lời dạy mà Đức Phật đang muốn hướng người đời đến, để có được cuộc sống an yên.