Logo

Những lời Phật dạy về trí tuệ để tu luyện tâm thức

Phật dạy về trí tuệ để giúp con người được giác ngộ trong cuộc sống. Khi có trí tuệ thì mới giác ngộ được chân lý và sống đúng với chân lý đó. Vậy muốn có trí tuệ thì cần phải làm gì? Và làm sao để trở nên thông thái hơn? Phụ Nữ Plus sẽ giải đáp hết thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây.

mục lục Mục lục

mục lục

Khái niệm của Phật giáo về trí tuệ

Theo như Phật giáo thì trí tuệ là cái tánh sáng suốt xét soi cùng khắp không bị ngăn cản, trở ngại. Trí tuệ theo Phạn ngữ được gọi là “Prajna”, được dịch là Đại trí tuệ. Nó chỉ cái rộng lớn, linh diệu, hiệu quả của trí tuệ. Trong kinh còn được gọi là Bát-nhã-Ba-la-mật, có nghĩa là trí tuệ sáng suốt cùng tột và sẽ đưa người tu hành đến quả vị Phật. 

Phật dạy về trí tuệ đã từng nói: “Vô minh là màn đen tối bao trùm vạn vật, làm cho chúng sanh không nhận được sự thật của vũ trụ vạn hữu. Chính trí tuệ là cái khí giới duy nhất có công dụng phá tan được màn hình vô minh ấy.” Có thể đúc kết lời Phật dạy rằng, trí tuệ giúp cho chúng sinh thấy rõ được sự thật vũ trụ vạn hữu, từ đó có một cuộc sống an vui, tốt đẹp.

phật dạy về trí tuệ
Người trí tuệ là người ham học hỏi

Những điều phật dạy về trí tuệ để tu luyện tâm thức

Trí tuệ Phật giáo giúp con người tự tại sáng suốt, tránh khỏi hầm hố của tội lỗi, đưa chúng sinh khỏi biển khổ sông mê. Đó là liều thuốc chữa mọi muôn ngàn bệnh tật, đập tan mọi phiền não của con người.

trí tuệ trong phật giáo
Những điều Phật dạy về trí tuệ

 Dưới đây là một số điều Phật dạy về trí tuệ để con người có thể tu luyện tâm thức: 

  • Thế gian vốn vô thường, cõi nước mong manh, bốn đại khốn khổ, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ. Tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu tâm không được rèn luyện thì thiếu trí tuệ, dần hồi lìa tử sinh.

  • Người Phật tử phải thắng sự lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác để không đánh mất chính mình.

  • Bất mãn là thái độ thiếu sự khôn ngoan và sáng suốt. Người trí thức càng phải nỗ lực học tập và dấn thân đóng góp khi mọi việc chưa được tốt đẹp tránh bị rơi vào trạng thái tiêu cực.

  • Người trí thức Phật tử phải chân chính, cương quyết vào sự quyết tâm khi muốn làm việc thiện. Vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.

  • Cần cảm thông và học cách tha thứ thì lòng sẽ được thanh thản. Tránh vướng bận mọi chuyện trong tâm.

  • Người tri thức trong Phật tử cần phải vượt qua chủ nghĩa cá nhân để sống bằng trái tim có hiểu biết. Sống với tinh thần trách nghiệm dấn thân và phục vụ vì mọi người.

  • Khi ta biết đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan khiên và bất mãn thì khi đó ta đã thực sự hiểu về lời phật dạy về sự tha thứ và chấp nhận quan điểm của mình. 

  • Mọi người cùng tu học theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm là luôn đồng hành, cùng gánh vác, cùng chia sẻ. Đem niềm vui đến với mọi người và sẵn sàng san sẻ nỗi khổ, niềm đau với tấm lòng vị tha, vô ngã thì đó mới là lời phật dạy về cuộc sống hạnh phúc và trí tuệ.

Cách thức tu tập để có được trí tuệ trong Phật giáo

Một khi đã hiểu lời Phật nói về trí tuệ thì hẳn ai cũng đã giác ngộ và bắt đầu tu tâm dưỡng trí để có thể có cuộc sống hiệu quả và tốt đẹp hơn. Từ đó có nếp sống giải thoát an lạc bằng trí tuệ. 

Tu tập để có được trí tuệ
Tu tập để có được trí tuệ

Và sau đây là 3 cách tu tập để có được trí tuệ trong Phật giáo:

  • Thứ nhất là Văn: Văn ở đây có nghĩa là học hỏi. Đây là sự bắt buộc đầu tiên vì không một ai trên đời này không học hỏi mà có được trí tuệ. Theo Phật giáo, muốn có trí tuệ, cần phải học đều 2 bộ môn:

    • Ngoại điển: Là tất cả các môn học của thế gian để có được trí tuệ. 
    • Nội điển: Tức là chánh pháp, những lời dạy của đức Phật và được kết tập thành 3 tạng giáo điển Kinh - Luật - Luận. Đây là bước đầu để có được trí tuệ xuất thế. Chỉ cách sống, cách hành xử của người học Phật khác với của người không theo Phật. Muốn hiểu được sự khác nhau đó, muốn có sự sống khác nhau thì chúng ta cần phải học hỏi chánh pháp.
  • Thứ hai là Tư: Tư là tư duy, học hỏi thu nhận kiến thức. Phật giáo không chấp nhận sự rập khuôn, sự tiếp thu tiêu cực mà phải tư duy 1 cách độc lập không bị áp lực. Vì đó chỉ là nô lệ kiến thức như những con sáo biết nói dưới áp lực của ông chủ nuôi nó vậy. Học hỏi tri thức trong Phật giáo đòi hỏi sự tư duy, gạn lọc những kiến thức của người học. Cần phải suy nghĩ thử điều mình học hỏi được có đúng hay không, có nên sống theo hay không. Tư duy độc lập mà không bị áp lực nào ràng buộc và chi phối thì trí tuệ sẽ phát sinh. Đây cũng là 1 trong những cách buông bỏ phiền não mà nhà Phật khuyên con người trong cuộc sống.

  • Thứ ba là Tu: Tu thức là thực hành những gì mình đã học hỏi để tư duy 1 cách độc lập. Thực hành để có được sự thực chứng chân lý có nghĩa là tự thân tác chứng. 

Lời kết

Trên đây là những lời Phật dạy về trí tuệ và cách tu tập mà Phụ Nữ Plus đã tổng hợp. Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ có thể tu dưỡng trí tuệ và tâm hồn để hoàn thiện bản thân, gặt hái nhiều điều tích cực trong cuộc sống.