Thứ sáu, 13/10/2023 - 16:36
Mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh luôn được nhiều ba mẹ tìm kiếm. Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy vậy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới vấn đề này. Vậy trẻ nấc cụt có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì, có những mẹo dân gian nào hiệu quả hay không? Hãy cùng Phụ Nữ Plus khám phá ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Trước khi tìm hiểu và áp dụng các mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần phân biệt được nguyên nhân bé nhà mình bị nấc cụt là gì. Từ đó, ba mẹ có thể chọn lựa hướng điều trị phù hợp nhất cho con.
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt như:
Ăn quá no: Đây được xem là nguyên nhân trẻ sơ sinh nấc cụt phổ biến nhất. Bởi khi bé ăn quá no, dạ dày sẽ giãn căng và tác động lên cơ hoành co thắt khiến bé dễ bị nấc.
Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi vừa chào đời, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn chỉnh, cơ vòng thực quản dưới thấp nằm ngay giữa thực quản và dạ dày. Khi thức ăn cùng axit tiêu hóa chảy ngược lại sẽ kích thích đến các tế bào thần kinh, gây nên chuyển động ở cơ hoành và dẫn tới nấc cụt.
Nuốt phải nhiều không khí: Trong quá trình ti bình, nếu bé ăn quá nhanh sẽ đi đôi với việc nuốt nhiều không khí. Dạ dày của bé sẽ phải giãn nở gấp, ảnh hưởng đến cơ hoành và khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt.
Dị ứng: Cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nấc nếu bé đang dị ứng một số protein trong sữa.
Cơ địa hen suyễn: Nếu bé có cơ địa hen suyễn bẩm sinh cũng rất hay bị nấc cụt, nguyên nhân này ba mẹ cần lưu ý và theo dõi kịp thời.
Nhiệt độ giảm đột ngột: Cơ hoành của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nhiệt độ tăng, giảm đột ngột cũng khiến bé bị nấc.
Không khi ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn bé sẽ dễ bị kích ứng, ho, tác động trực tiếp lên cơ hoành và gây hiện tượng nấc cụt kéo dài.
Không ít ba mẹ lo lắng rằng trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không. Ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, vì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên trong trường hợp bé bị nấc cụt trong quá 48 giờ với tần suất dày đặc, cùng với đó là những biểu hiện như khó chịu, thở hụt hơi, mệt mỏi thì ba mẹ cần làm gì?
Ba mẹ nên cho bé đi thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân cũng như phương hướng điều trị sớm nhất. Bởi có thể bé đã mắc phải một số bệnh lý khác, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt và giấc ngủ của bé.
Vậy trẻ sơ sinh nấc cụt nên làm gì, áp dụng các mẹo dân gian có an toàn hay không? Thực chất, khi bé chỉ bị nấc sinh lý, ba mẹ hãy áp dụng ngay 17 mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh bên dưới đây để cảm giác khó chịu đến từ các cơn nấc cụt của bé sẽ biến mất ngay.
Thay đổi tư thế bú cho bé là một trong những mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh được đánh giá hiệu quả cao. Khi mẹ thay đổi, điều chỉnh tư thế bú cho bé sẽ phần nào hạn chế được lượng không khí bé hít vào khi đang bú. Mẹ nên thử tư thế nằm nghiêng và cho bé bú, sau khi bú xong giữ bé ở tư thể ngồi thẳng tầm 10 - 15 phút.
Ngoài ra, mẹ cũng cần kết hợp thêm xoa lưng, vỗ ợ để bé thoải mái và dễ chịu hơn. Đây cũng là một mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng.
Vỗ lưng cho bé cũng là mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo những chuyên gia nhi khoa, mẹ nên dùng tay xoa, massage nhẹ nhàng vùng lưng đến khi bé ợ hơi và giảm hiện tượng nấc. Nếu chưa thấy bé đỡ, mẹ có thể chụm bàn tay lại vỗ nhẹ, dứt khoát tránh làm bé đau để giảm tải áp lực cơ hoành giúp bé.
Nhiều lo sợ cho con bú lúc đang nấc sẽ khiến con bị sặc, tuy nhiên điều mẹ lo hoàn toàn sai. Nếu bé bị nấc có thói quen ti bình, mẹ nên cho bé ti mẹ một lúc để trấn an, thư giãn. Lúc này cơ hoành được thả lỏng, tạo điều kiện cho cơn nấc cụt biến mất.
Tương tự như cho ti mẹ, trẻ sơ sinh nấc cụt có nên cho uống nước cũng là băn khoăn của nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, khi bé bị nấc, ba mẹ chỉ nên cho bé nhấp từng ngụm nhỏ nước ấm để xoa dịu cơ hoành, dạ dày của bé.
Tuyệt đối không nên cho bé uống quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của bé. Khoảng 2.5ml/thìa và cho bé dùng khoảng 2 - 3 thìa là lượng nước lý tưởng để chữa nấc cho bé trong độ tuổi sơ sinh, ba mẹ nên chú ý.
Sau khi đã tìm hiểu qua một số nguyên nhân phổ biến vì sao trẻ sơ sinh nấc cụt, chắc chắn nhiều mẹ cũng áp dụng cách này và đã thành công chữa nấc cho bé. Đó chính là chia nhỏ thành nhiều bữa ăn cho con.
Chẳng hạn như bé đang ăn ngày 6 cữ, mẹ nên chia ra thành 8 - 9 cữ cùng với lượng sữa như thường lệ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa cũng như cơ hoành của bé. Cách này tuy hơi vất vả chút xíu nhưng lại có thể chữa nấc hiệu quả.
Làm mất tập trung không chỉ là mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mà ngay cả khi áp dụng với người lớn cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ. Mẹ có thể giúp bé phân tâm bằng một món đồ chơi ưa thích, đánh trống lảng hay trò chơi ú òa…
Một lưu ý ba mẹ nên biết đó là tuyệt đối không được làm bé giật mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Khi mới sinh, hệ thần kinh của bé còn non nớt, chỉ chớm giật mình cũng có thể khiến bé bị hoảng loạn, mất ngủ.
Massage lưng theo chiều thẳng từ vai lên không chỉ giúp bé thư giãn, thả lỏng cơ, gân mà còn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa trở nên trơn tru hơn, cũng từ đó mà các cơn nấc cụt của bé cũng mất đi. Để phòng bé bị nấc tái đi tái lại nhiều lần, mẹ nên massage mỗi ngày cho bé trước hoặc sau khi tắm.
Một mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh cực hay cho các mẹ truyền tai nhau chính là bịt lỗ tai trẻ. Mẹ dùng hai ngón tay, nhẹ nhàng bịt lỗ tai con lại khoảng 20 - 30 giây rồi bỏ ra, lặp lại khoảng 2 - 3 lần con sẽ hết nấc.
Tuy nhiên, toàn bộ quá trình này mẹ cần thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng để con không bị đau cũng như ảnh hưởng đến tai con. Ngoài ra, nếu mẹ có móng tay dài tuyệt đối không được áp dụng theo mẹo này.
Tương tự như cơ chế của mẹo làm bé mất tập trung, làm bé khóc cũng giúp các dây thần kinh ở thực quản giãn ra, loại bỏ các cơn co thắt cơ hoành, từ đó bé sẽ không bị nấc nữa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mẹo bất đắc dĩ nếu mẹ đã thử mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mà bé nhà mình vẫn không khỏi.
Gãi môi hoặc tai của bé khoảng 1 - 2 phút, mẹ cũng có thể vừa gãi vừa đùa để bé có hứng thú cũng là một cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh theo dân gian. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định độ chính xác của mẹo này, tuy nhiên không ít mẹ bỉm đã áp dụng thành công với bé nhà mình.
Nếu đã xác định nguyên nhân là do nhiệt độ bị tụt xuống đột ngột thì trẻ sơ sinh nấc cụt phải làm sao? Khi đó, mẹ nên giữ ấm cho bé bằng các bằng thêm quần áo, đeo tất chân hoặc quấn thêm khăn. Lúc cơ thể ấm trở lại, cơn nấc cũng tự nhiên biến mất. Ngoài ra, việc quấn khăn cho bé theo phương pháp quấn kén còn giúp bé có cảm giác an toàn, được vỗ về.
Nếu mới làm cha, làm mẹ “tập đầu” chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ, lo sợ khi áp dụng các mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh. Giải pháp chính là mẹo cuốn chiếu, cuốn giấy chữa nấc cực kỳ diệu.
Mẹ chỉ cần dùng những đồ vật nhỏ như cuốn chiếu, mảnh giấy dán lên khu vực giữa hai đầu lông mày. Xét theo phương diện khoa học, khi mẹ làm như vậy, cơ thể của bé sẽ phản ứng lại, chỉ chú ý đến những vật được dán lên trán mà không chút mảy may nhớ về cơn nấc.
Cho bé ngậm ti, núm vú giả cũng là một cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mẹ có thể thử áp dụng. Phương pháp này cũng có mục đích chính là làm cơ hoành của bé được giãn ra, giảm các cơn nấc đang diễn ra.
Tuy nhiên, mẹ cần cần chọn lựa loại ti giả phù hợp với bé như từng giai đoạn, ti có khả năng chống vổ, được làm từ silicon y tế an toàn… để tránh trường hợp bé bị nuốt quá nhiều không khí hay bị xô lệch hàm về sau nếu dùng các dòng núm ti kém chất lượng.
Nhiều mẹ truyền tai nhau đường có thể giải quyết được vấn đề trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, bởi đường có thể đánh lừa vị giác, đánh lừa các dây thần kinh giúp bé khỏi nấc. Thực chất, phương pháp này chỉ nên áp dụng với các bé từ 2 tuổi trở lên, nếu sớm hơn có thể là trong quá trình ăn dặm. Nếu cho bé sơ sinh dùng đường sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về đường tiêu hóa cũng như thận của bé.
Tương tự với đường, mật ong cũng chỉ nên dùng với bé từ 2 tuổi trở lên bởi trẻ dưới 2 tuổi rất dễ dị ứng, kích ứng với các thành phần có trong mật ong. Nếu bé đã sử dụng được mật ong mà bị nấc, mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi chấm mật ong vào, tiến hành rơ lưỡi cho bé như bình thường để hạn chế cơn nấc.
Hạt cây hồi có đặc tính ấm, nóng, là phương thuốc quen thuộc không chỉ trong Đông y mà còn trong cả những món ăn thường ngày. Và dùng hạt hồi cũng chính là một mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm.
Mẹ cần chuẩn bị một chén, cốc nước sôi nhỏ, sau đó thả một ít hạt cây hồi vào, hãm 15 - 20 phút. Đợi đến khi nước nguội hoặc còn ấm cho bé sử dụng. Với trên 2 tuổi thì mẹ có thể cho bé uống trực tiếp, còn với bé sơ sinh, dưới 2 tuổi mẹ cần dùng nước lau hoặc cho bé ngửi nước hạt hồi.
Theo Đông y, lá trầu không cũng có tính ấm, chống lạnh, tiêu sưng, sát trùng tốt. Vì thế một mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh được áp dụng từ xưa đến nay đó là sử dụng lá trầu không. Nhờ những công dụng trên, mẹ cũng có thể chữa nấc cho bé bằng cách sử dụng lá trầu không.
Để thực hiện cách chữa này, mẹ cần tiến hành hơ ấm lá trầu không và đắp lên trán bé trong khoảng 2 - 3 phút. Trước khi đắp lên trán bé, mẹ nên thử nhiệt độ bằng cổ tay để chắc chắn rằng nhiệt độ đó không gây ảnh hưởng đến con.
Để có thể áp dụng thành công các mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh một các hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ tìm hiểu các thông tin cơ bản thôi là chưa đủ. Ba mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi bé gặp phải tình trạng nấc cụt.
Một số lưu ý ba mẹ cần biết khi chữa nấc cụt cho con:
Thực hiện các phương pháp để điều trị nấc cụt cho bé cần nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm bé đau, sợ hãi.
Tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt ở bé và tìm các trị phù hợp, không nên áp dụng tất cả các cách mà không tìm hiểu.
Nếu áp dụng nhiều mẹo vặt dân gian khác nhau nhưng không thấy tiến triển, cùng với đó là tình trạng nôn trớ, khó thở, ba mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.
Vừa rồi là toàn bộ 17 mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất do Phụ Nữ Plus tổng hợp. Nấc cụt thường là biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt không thuyên giảm mà còn có tần suất dày đặc cùng các biểu hiện khác thường của con, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể.
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
Bật mí cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Bật mí cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong số các chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin D3 và K2 đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết những bí quyết và lưu ý quan trọng khi bổ sung vitamin D3K2 cho trẻ sơ sinh. Mời bạn đọc theo dõi.
Bật mí những cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh cực chuẩn
Bật mí những cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh cực chuẩn
Mẹo vặt cuộc sống
12-10-2023
Cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh không hề đơn giản, đặc biệt đối với những mẹ mới có bé đầu tiên. Cùng với đó, ở giai đoạn sơ sinh, phân của bé có kết cấu lỏng, mềm tương đối giống tiêu chảy nên nhiều mẹ bị nhầm lẫn. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé. Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu ngay cách nhận biết phân khi có dấu hiệu bất thường ở bé sơ sinh ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
TOP 5 mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
TOP 5 mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Để giảm tình trạng đi xì xoẹt ở trẻ, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh. Thực tế cho thấy tình trạng đi ngoài xì xoẹt ở bé là khá phổ biến, nhưng nhiều ba mẹ lại cho rằng bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy thì khi nào trẻ sơ sinh bị đi ngoài xì xoẹt? Những phương pháp nào giúp chữa xì xoẹt hiệu quả? Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết sau!
4 cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết
4 cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh như thế nào để an toàn và hiệu quả? Dầu khuynh diệp là một trong những loại dầu thiên nhiên lành tính, có thể cho em bé sử dụng. Tuy nhiên đối với những mẹ bỉm lần đầu chăm bé, chắc hẳn mẹ sẽ thường lo lắng và thắc mắc rằng có nên bôi dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh hay không. Trong bài viết sau đây, Phụ Nữ Plus sẽ chia sẻ hướng dẫn sử dụng dầu khuynh diệp cho bé để phát huy tối đa hiệu quả. Cùng đón đọc nhé!
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Mẹo vặt cuộc sống
10-10-2023
Tại sao cần tìm hiểu mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh? Tiêm phòng cho trẻ được xem là phương pháp hiệu quả nhất để cha mẹ giúp con phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đối với những người lần đầu đưa con đi tiêm, lo lắng và sợ con đau, quấy khóc là điều khó tránh. Hiểu được tâm tư của nhiều phụ huynh, trong bài viết sau đây, Phụ Nữ Plus sẽ bật mí các cách giúp trẻ tránh quấy khóc và sốt sau khi tiêm phòng. Cùng đón đọc nhé!
5 cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
5 cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Mẹo vặt cuộc sống
09-10-2023
Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mẹ bỉm sữa thường xuyên xuất hiện những câu hỏi liên quan đến cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh. Không cần phải kiếm tìm giải pháp ở đâu xa, Phụ Nữ Plus sẽ giúp các mẹ tổng hợp lại 5 cách vệ sinh lưỡi bị trắng cho trẻ nhỏ qua bài chia sẻ dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh của các mẹ trở nên dễ dàng hơn!
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH