Thứ năm, 12/10/2023 - 17:05
Cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh không hề đơn giản, đặc biệt đối với những mẹ mới có bé đầu tiên. Cùng với đó, ở giai đoạn sơ sinh, phân của bé có kết cấu lỏng, mềm tương đối giống tiêu chảy nên nhiều mẹ bị nhầm lẫn. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé. Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu ngay cách nhận biết phân khi có dấu hiệu bất thường ở bé sơ sinh ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh là một trong những phương pháp theo dõi, dự đoán tình trạng sức khỏe khá chuẩn mà lại đơn giản. Vậy đối với một em bé sơ sinh khỏe mạnh, phân sẽ có đặc điểm ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay.
Ngay khi chào đời hoặc hai, ba ngày sau đó, em bé sẽ biết “đi nặng” ra phân có dạng dính, đặc sệt và một màu xanh đen cùng mùi đặc trưng. Đây là hiện tượng xuất hiện ở mọi em bé, được xem như một trong các loại phân của trẻ sơ sinh khỏe mạnh có tên là phân su.
Đây là những chất thải của bé qua quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng khi trong bụng mẹ, hòa thêm chút nước ối, chất nhầy trong cổ tử cung. Nếu phân su của bé có các đặc điểm trên, ba mẹ hoàn toàn yên tâm rằng con mình đang có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động tốt và có thể tham khảo thêm các cách nhận biết phân của trẻ sơ sinh khác.
Tuy nhiên, sau một thời gian ba mẹ sẽ không còn thấy sự xuất hiện của phân su nữa. Bởi lẽ, trẻ sẽ làm quen với sữa mẹ, các loại sữa công thức khác nhau nên màu phân của trẻ sơ sinh cũng như kết cấu sẽ khác.
Chỉ sau hai đến ba ngày, hiện tượng phân su ở bé sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn sữa mẹ, quá trình này sẽ diễn ra thuận lợi hơn bởi sữa non có công dụng kích thích đào thải phân su nhanh chóng hơn. Khi đó, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang vàng và bớt nặng mùi hơn.
Một trong những cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ chính là kết cấu phân lỏng hơn, không dính, đặc sệt như phân su nữa. Cũng có một số bé phân hơi vón cục nhẹ, tuy nhiên đây đều là những biểu hiện bình thường.
Đặc biệt, không ít người làm ba mẹ lần đầu còn lo lắng khi con mình “đi nặng” nhiều lần, thậm chí tới 4 lần chỉ trong một ngày. Nhưng thời gian này, hệ tiêu hóa của bé đang dần đi vào hoạt động, chỉ sau khoảng hai tuần sẽ ổn định hơn, số lần bé “đi nặng” cũng giảm đi rõ rệt.
Như vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nếu màu phân của trẻ sơ sinh vàng nhạt, kết cấu mềm, bé đi dễ dàng. Nếu bé “xì xoẹt” chỉ một vài lần trên tuần mà phân vẫn có các đặc điểm trên thì ba mẹ không cần lo lắng gì nhé.
Với những bé ăn sữa ngoài do sữa mẹ chưa về kịp hay mẹ không có sữa, cách nhận biết phân của trẻ sơ sinh sẽ khác so với khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ba mẹ cần nắm được những đặc điểm này ở phân của bé để có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, cũng như có thể chăm sóc được bé tốt nhất.
So với bé ăn sữa mẹ, các bé ăn sữa ngoài đi phân màu nâu vàng hoặc vàng nhạt, mùi tương đối nặng. Đây chính là hai biểu hiện đặc trưng để phân biệt phân trẻ sơ sinh ăn sữa công thức.
Không chỉ vậy, số lần “đi nặng” của bé cũng nhiều hơn, thay vì đi dễ dàng thì bé dễ bị táo bón, thậm chí khó đi. Chính vì lẽ đó, ba mẹ cần chú ý, chăm sóc và thay đổi sang các loại sữa công thức khác nếu con khó đi, nóng trong để hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh hơn.
Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu thời kỳ phát triển mới của bé. Khi này, bé bắt đầu làm quen dần với các loại thức ăn khác hoàn toàn với sữa mẹ hay sữa công thức. Chính vì vậy, màu phân của trẻ sơ sinh cũng thay đổi nhanh chóng, đặc hơn, sẫm màu và có mùi.
Ngoài ra, thức ăn còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phân của bé thải ra. Ví dụ, nếu bé ăn ngô, phân có thể lẫn một chút ngô, hay bé ăn cà rốt phân sẽ có màu vàng cam nhẹ. Còn khi mẹ cho bé ăn rau cải phân sẽ có màu xanh thẫm.
Ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nếu gặp tình trạng phân lẫn thức ăn ở bé, đây là một trong các loại phân của trẻ sơ sinh bình thường. Bởi, hệ tiêu hóa non nớt của con chưa được hoàn thiện đồng bộ nên các thức ăn nhiều chất xơ như rau cải, ngô, rau lá xanh… sẽ không thể tiêu hóa được toàn bộ. Khi bé lớn hơn, hiện tượng này cũng không còn nữa.
Ngoài những đặc điểm đặc trưng của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ba mẹ cũng phải nắm được cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường để có thể kịp thời chăm sóc, xử lý cho bé. Dưới đây là một số trường hợp sức khỏe bất thường phân biệt dễ dàng qua các đặc điểm phân của bé.
Phân biệt phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay bị ba mẹ nhầm lẫn vì có các đặc điểm tương tự của một trẻ đang ăn sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu có đủ các đặc điểm như bé xì xoẹt nhiều hơn bình thường, có dạng lỏng như nước, tràn hẳn ra khỏi bỉm hay thậm chí lẫn máu, khi đó chắc chắn bé đang bị tiêu chảy.
Tiêu chảy dễ gặp ở bé uống sữa công thức hơn vì dễ nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh qua đường tiêu hóa cũng như các chất đề kháng ít hơn sữa mẹ. Một trong những nguyên nhân bé bị tiêu chảy như:
Bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường ruột
Ăn, uống quá nhiều hoa quả, trái cây, nước ép
Dị ứng hoặc nhạy cảm với thành phần trong sữa công thức hoặc loại thức ăn bất kỳ
Phản ứng lại với thuốc
Bắt đầu thời kỳ mọc răng
Không chỉ vậy, khi trẻ bắt đầu lớn hơn, tiêu chảy có thể là biểu hiện của táo bón. Chính vì thế, ba mẹ cần nắm được cách nhận biết phân trẻ sơ sinh để xử lý kịp thời. Khi phân tươi bị rò rỉ qua các phần phân cứng đang bị mắc lại gây tình trạng tiêu chảy do táo bón.
Tình trạng này có thể mất sau khoảng 24 tiếng mà không cần bất kỳ điều trị nào. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng hơn và bé xì xoẹt quá 6 lần mỗi ngày, thay vì tìm kiếm các mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện nếu không bé sẽ bị mất nước nghiêm trọng.
Tương tự như tiêu chảy, bé bị táo bón là tình trạng phổ biến ở bé. Nếu bé “đi nặng” khó khăn, rặn đỏ mặt, toát mồ hôi là các biểu hiện điển hình của táo bón. Ngoài phân biệt màu phân của trẻ sơ sinh để nhận biết bé bị táo bón, ba mẹ cũng có thể dựa vào các biểu hiện như:
Bé khó chịu khi đi nặng
Phân cứng, vón cục, phân lớn hoặc cục nhỏ
Bụng căng cứng, chướng bụng, đầy hơi
Lẫn máu trong phân
Nứt hậu môn, rỉ máu hậu môn vì cố rặn cho phân ra ngoài
Sữa mẹ phù hợp với từng giai đoạn phát triển riêng của bé, chính vì thế bé ti mẹ cũng ít bị táo bón hơn các bé uống sữa công thức. Đây chính là ưu điểm của sữa mẹ mà sữa công thức không bao giờ có được.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bé ba mẹ cần chú ý như:
Bé sốt
Mất nước, háo nước
Thay đổi thức ăn đột ngột
Lượng sữa, nước, chất lỏng bé hấp thụ thay đổi
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Phân táo bón có lẽ là một trong những loại phân của trẻ sơ sinh gây ám ảnh nhất cho bé. Bởi, khi bị đau nhiều, thậm chí nứt kẽ hậu môn, bé sẽ sợ, không dám đi hay rặn để không bị đau. Chính điều này khiến tình trạng của bé trở nặng hơn.
Khi biết được cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh đang táo bón, một mẹo vặt có thể áp dụng đó là cho bé uống nhiều nước, tăng thêm cữ bú. Trong trường hợp bé bắt đầu ăn dặm, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần. Cùng với đó, mẹ cũng có thể kết hợp các động tác massage bụng, cơ thể, tập thể dục để tác động hệ tiêu hóa giúp bé dễ đi hơn. Tuy nhiên, nếu không có tiến triển, phân lại đi kèm máu, ba mẹ nên đưa bé đi khám gấp.
Phân của bé sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào thức ăn của bé. Vậy phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Một bé khỏe mạnh, có hệ tiêu hóa bình thường sẽ có phân màu vàng nâu, vàng sáng. Tuy nhiên, nhiều bé gặp phải tình trạng phân có màu xanh lá vì hấp thụ quá nhiều đường lactose có trong sữa.
Nếu bé bú sữa mẹ mà phân chuyển sang màu xanh lá, chứng tỏ bé chỉ bú sữa đầu nhưng bỏ sữa cuối. Mẹ nên điều chỉnh, chi bé bú hết sữa ở một bên ngực, sau đó mới chuyển sang bên còn lại. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như:
Tác dụng phụ của một số sữa công thức
Tác dụng phụ của thuốc, có thể do sắt
Hệ tiêu hóa của bé có vấn đề
Phản ứng với thức ăn
Khi dựa vào cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh thấy phân của bé màu xanh lá mà tình trạng này kéo dài trong cả một ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân cũng như có phương hướng điều trị phù hợp nhất cho bé.
Phân có màu xanh nhạt cũng là một trong các loại phân của trẻ sơ sinh có dấu hiệu vàng da. Biểu hiện rõ nhận biết nhất chính là da và tròng mắt của bé có màu vàng. Đa phần, vàng da sẽ tự biến mất sau vài tuần, tuy nhiên nếu gần một tháng tình trạng này chưa cải thiện, bé có thể mắc vàng da bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đi bệnh viện.
Ngoài ra, nếu màu xanh ở phân tương đối nhợt nhạt cũng là một trong các biểu hiện của nhiễm trùng hoặc gan bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng nào đó, ba mẹ nên theo dõi bé sát sao.
Phân lẫn máu là một trong những biểu hiện bất thường nghiêm trọng không chỉ ở bé mà ngay cả người lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân để ba mẹ có thể nắm được cách phân biệt của trẻ sơ sinh khi lẫn máu như:
Bé bị táo bón
Tình trạng ruột bị kích thích
Dị ứng
Bé bị nhiễm trùng đường ruột
Để có thể kiểm soát được tình trạng này, ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu trong phân có máu tươi để có thể xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng về đường ruột cũng như hệ tiêu hóa của bé. Cách nhận biết phân của trẻ sơ sinh tương đối chính xác nhưng khi những biểu hiện của bé không thuyên giảm bố mẹ phải chú ý.
Quá trình chăm sóc bé sơ sinh luôn yêu cầu cũng như đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của ba bẹ. Một trong những phương pháp theo dõi sức khỏe của bé hiệu quả nhất chính là nắm được cách phân biệt phân của trẻ sơ sinh để có thể phát hiện một số bất thường ở bé, đưa ra được các phương hướng kịp thời. Mong rằng qua bài viết này của Phụ Nữ Plus, ba mẹ sẽ có thể biết được phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường để có chăm sóc bé chu đáo hơn.
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
17 mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mẹ nên áp dụng
17 mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mẹ nên áp dụng
Mẹo vặt cuộc sống
13-10-2023
Mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh luôn được nhiều ba mẹ tìm kiếm. Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy vậy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới vấn đề này. Vậy trẻ nấc cụt có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì, có những mẹo dân gian nào hiệu quả hay không? Hãy cùng Phụ Nữ Plus khám phá ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Bật mí cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Bật mí cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Cách sử dụng d3k2 cho trẻ sơ sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong số các chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin D3 và K2 đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết những bí quyết và lưu ý quan trọng khi bổ sung vitamin D3K2 cho trẻ sơ sinh. Mời bạn đọc theo dõi.
TOP 5 mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
TOP 5 mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Để giảm tình trạng đi xì xoẹt ở trẻ, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh. Thực tế cho thấy tình trạng đi ngoài xì xoẹt ở bé là khá phổ biến, nhưng nhiều ba mẹ lại cho rằng bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy thì khi nào trẻ sơ sinh bị đi ngoài xì xoẹt? Những phương pháp nào giúp chữa xì xoẹt hiệu quả? Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết sau!
4 cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết
4 cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Mẹo vặt cuộc sống
11-10-2023
Cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh như thế nào để an toàn và hiệu quả? Dầu khuynh diệp là một trong những loại dầu thiên nhiên lành tính, có thể cho em bé sử dụng. Tuy nhiên đối với những mẹ bỉm lần đầu chăm bé, chắc hẳn mẹ sẽ thường lo lắng và thắc mắc rằng có nên bôi dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh hay không. Trong bài viết sau đây, Phụ Nữ Plus sẽ chia sẻ hướng dẫn sử dụng dầu khuynh diệp cho bé để phát huy tối đa hiệu quả. Cùng đón đọc nhé!
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Mẹo vặt cuộc sống
10-10-2023
Tại sao cần tìm hiểu mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh? Tiêm phòng cho trẻ được xem là phương pháp hiệu quả nhất để cha mẹ giúp con phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đối với những người lần đầu đưa con đi tiêm, lo lắng và sợ con đau, quấy khóc là điều khó tránh. Hiểu được tâm tư của nhiều phụ huynh, trong bài viết sau đây, Phụ Nữ Plus sẽ bật mí các cách giúp trẻ tránh quấy khóc và sốt sau khi tiêm phòng. Cùng đón đọc nhé!
5 cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
5 cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Mẹo vặt cuộc sống
09-10-2023
Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mẹ bỉm sữa thường xuyên xuất hiện những câu hỏi liên quan đến cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh. Không cần phải kiếm tìm giải pháp ở đâu xa, Phụ Nữ Plus sẽ giúp các mẹ tổng hợp lại 5 cách vệ sinh lưỡi bị trắng cho trẻ nhỏ qua bài chia sẻ dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh của các mẹ trở nên dễ dàng hơn!
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH