Thứ ba, 29/08/2023 - 11:36
Lời Phật dạy về chữ Tâm luôn mang đến cho người nghe những hàm ý sâu sắc, giống như kim chỉ nam giúp chúng sinh đi đúng đường, để từ đó mỗi người đều sẽ có cho mình một cuộc sống ý nghĩa hơn. Theo như lời Phật dạy, mỗi người cần phải tu tâm dưỡng tính, giúp cho tinh thần sống tích cực. Vậy nên bài viết hôm nay của Phụ Nữ Plus sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những lời Phật dạy về Tâm nhé!
Mục lục
Chữ Tâm có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, ngoài lời Phật dạy về chữ Tâm thì ở mỗi một tôn giáo, trường phái khác nhau chữ Tâm lại có một ý nghĩa và cách hiểu khác nhau. Vậy nên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về chữ Tâm một cách tổng quát nhất như sau:
Chắc hẳn khi mọi người nhắc đến Tâm là chúng ta sẽ nhớ ngay đến trái tim, lương tâm và tấm lòng của con người. Tất cả hành động của chúng ta đều xuất phát điểm từ tâm của mình mà ra. Nếu tâm thiện thì suy nghĩ và hành động cũng sẽ theo đúng đạo lý và hướng tích cực. Tâm không thiện, sẽ rất dễ sinh ra những suy nghĩ, hành động chứa nhiều điều xấu xa, tội lỗi và tà ý cho cuộc đời.
Chữ Tâm thường được mọi người dùng trong việc hướng suy nghĩ và hành động của con người tới những việc thiện với mục đích tu thân dưỡng tích, sống một cuộc sống có ý nghĩa, luôn làm những điều tốt lành. Tâm tràn ngập điều xấu, lệch lạc chắc hẳn cuộc sống sẽ dần bị khiến con người ta lạc hướng. Tâm các bạn mà đố kỵ, ghen ghét ắt hẳn cuộc sống luôn bất an, thấp thỏm.
Trong Phật giáo, chữ Tâm không hề đơn giản mà nó là cả một phạm trù rộng lớn. Vậy nên để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn những lời Phật dạy về chữ Tâm, cũng như có một cái nhìn đúng nhất, chúng tôi sẽ giải nghĩa ý nghĩa của chữ Tâm và những loại Tâm có trong Phật giáo để người đọc hiểu rõ hơn.
Theo quan niệm của Phật giáo, Tâm sẽ là những gì đơn thuần và đơn giản nhất về tâm thức và tâm hồn của mỗi người. Theo ngũ uẩn, Tâm được hiểu như một luồng tư tưởng, một chuỗi dài của những cảm xúc, có hòa bình, có sinh có diệt, có đấu tranh và có cả năng lực để chuyển từ luồng suy nghĩ này sang luồng suy nghĩ khác.
Ngoài ra, theo kinh Diệu Pháp thì ý nghĩa chữ Tâm không còn phải là một cá thể, mà đó là một dòng tâm thức được chứa đựng nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt đi. Khi con người còn sống, dòng tâm thức đó cứ lặng lẽ trôi dần trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác trỗi dậy. Còn khi con người ta chết đi, dòng tâm thức cuối cùng ở kiếp sống này sẽ mở đầu cho những dòng tâm thức ở kiếp sau.
Trong số những lời Phật dạy về chữ Tâm, chúng ta vẫn luôn nghe nhiều đến câu châm ngôn nổi tiếng: ”Nếu mỗi người làm chủ được tâm của mình, thì người đó sẽ làm chủ được cả thế giới, mà giới lại bị dẫn dắt bởi tâm thức của mỗi người”. Phạm trù của Tâm trong Phật giáo là rất rộng lớn, vậy nên trong nhà Phật Tâm sẽ được phân biệt thành những loại như sau:
Nhục đoàn tâm: Là trái tim thịt, thuộc về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể của mỗi người.
Tinh yếu tâm: Với Phật giáo, Tâm sẽ là gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn, vậy nên con người cần phải tu tâm dưỡng tính thì mọi mặt mới được hoàn thiện.
Kiên thực tâm: Ở đây chúng ta có thể hiểu tâm là hư vọng, là chân tâm với ngụ ý nhắc đến những gì tuyệt đối, mầm mống để giác ngộ có sẵn ở mỗi người. Do đó trong kinh Phật sinh tử luân hồi sẽ được xem là vọng tâm, căn bản của bồ đề niết bàn sẽ là chân tâm.
Liễu biệt tâm: Đây được xem là tri thức giác quan và ý thức cá nhân của mỗi người.
Tư lượng tâm: Hay chúng ta sẽ còn biết đến là Mạt-na, đây được biết là thức thứ 7 trong tổng số 8 thức của nhà Phật, với chức năng chính là nhận lập trường chủ quan của ai-lai-da thức. Đây được ví như bản ngã của con người, của cái tôi với bản chất cốt lõi là tâm trạng, sự suy tính của lĩnh vực mà chúng ta không thể điều khiển được bằng một cách chủ ý.
Tâm khởi tâm: Trong ý nghĩa lời Phật dạy về chữ Tâm, thì đây được hiểu là tạng thức chứa đựng những kinh nghiệm trong đời sống. Đây được xem như nguồn gốc của các hiện tượng về tinh thần, là căn nguyên của mọi hoạt động tâm lý, nhận thức của con người.
Sau khi các bạn đã phần nào đó hiểu được về những ý nghĩa trong lời Phật dạy về chữ Tâm, chúng ta cũng cần phải suy ngẫm thật cẩn thận và kỹ hơn để có thể thấm thía hơn về những lời dạy này. Mọi người hãy cùng đón xem ở bài viết dưới đây nhé!
Lời Phật dạy về chữ Tâm trong Kinh Nghiêm Hoa đã từng viết rằng “nhất thiết duy tâm tạo”, mọi việc đều do tâm sinh mà ra. Hiểu đơn giản hơn đó là: Tâm của con người là thứ điều khiển chúng ta sẽ nảy sinh thiện hay ác ở đời. Tâm khiến con người là kẻ xấu xa hay là người thiện lành. Từ xưa đến nay có câu nói rằng "Ở hiền gặp lành", tâm tốt chắc chắn sẽ được nhận lại nghiệp tốt, thiện hành, hướng con người đến những con đường chính đạo và ngược lại.
Đồng thời, những lời Phật dạy về chữ Tâm còn là đạo làm người, mong muốn cho con người chúng ta sống trên đời có đức, có tâm hơn. Mong muốn hướng chúng sinh đến những điều thiện lành, và nếu chẳng may có gặp những chuyện oan trái, con người sẽ biết sám hối, quay đầu. Vậy nên chúng ta mới thường được nghe câu: ‘’Tâm sinh tính, sinh tướng”, bởi chỉ có tâm tốt thì mọi chuyện mới được vẹn tròn.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết “tùy tâm biểu hiện”, theo lời Phật dạy về chữ Tâm đây chúng ta sẽ hiểu rằng mọi việc thiện ác trên cuộc đời này đều do chữ Tâm biểu hiện ra. Nếu các bạn có những điều xấu, dối trá hay hành động mang tính bạo lực, gây thù địch ắt tâm sẽ không sáng.
Theo lời Phật dạy về chữ Tâm, không có tâm xấu mà hành động lại đẹp, và chắc chắn sẽ càng không có trường hợp tâm tốt mà biểu hiện ra xấu xa. Suy cho cùng biểu hiện và tâm là sự nhất quán, có tính tương thông, tương đồng với nhau. Do đó, mọi người có thể thông qua hành động của một người để phần nào đó thấy tâm của họ ra sao.
“Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn” mang hàm ý con người chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham, còn hận, còn sân si mới thấy được Niết Bàn - cõi cực lạc tiên cảnh. Bởi một điều tất yếu khi lòng tham của chúng ta nổi lên có thể khiến con người làm ra những chuyện xấu xa. Ngoài ra, lòng tham là vô đáy, khi bạn đạt được cái này thì lại mong có được cái kia.
Hay hơn hết lòng tham của chúng ta sẽ khiến mình sinh sự bất mãn, tự làm khổ mình. Mặc dù bạn không tham lam, nhưng nếu có sân si cũng khó có thể nào hết khổ, hết buồn, hết ghen tị, đố kỵ. Vậy nên, hơn ai hết những lời Phật dạy từ Tâm là muốn hướng con người chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp, không ham hư vô để hại người, hại đời.
Như lời Phật dạy về chữ Tâm một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên, nếu chúng ta không tự kiềm chế, khắc phục thì trăm ngàn vạn chuyện đau khổ, khó khăn sẽ nối tiếp theo sau. Vậy nên, nếu các bạn mong muốn có cuộc sống an yên, tốt đẹp hơn hãy sống tốt một cuộc sống thật có tâm.
Chỉ khi chúng ta hiểu và thấm thía những châm ngôn lời Phật dạy về chữ Tâm, chắc hẳn chúng ta sẽ thức tỉnh. Khi các bạn giữ gìn được cho bản thân một tâm hồn đẹp, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, bình dị và đơn giản. Đồng nghĩa với việc các bạn mang tâm xấu ắt hẳn dù cuộc sống có đủ đầy đến đâu cũng sẽ chẳng thể sống một cuộc đời an yên, hạnh phúc.
Như vậy thông qua bài viết hôm nay, chúng tôi đã gửi đến các bạn ý nghĩa những lời Phật dạy về chữ Tâm. Mong rằng những chia sẻ từ Phụ Nữ Plus đã phần nào giúp mọi người thấm thía hơn về những lời dạy mà Phật muốn con người hướng đến, để có được một cuộc đời an yên, hạnh phúc.
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
5 tội không thể sám hối mà bạn cần tránh phạm phải
5 tội không thể sám hối mà bạn cần tránh phạm phải
Tâm
07-12-2023
5 tội không thể sám hối là điều mà những người mới thọ giới đôi khi còn bỡ ngỡ, chưa biết và hiểu rõ dẫn đến việc mắc phải những lỗi không đáng có. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể tới bạn 5 tội không thể sám hối nếu mắc phải mà bạn cần lưu ý trong quá trình phát nguyện thọ trì.
Những lời Phật dạy về trí tuệ để tu luyện tâm thức
Những lời Phật dạy về trí tuệ để tu luyện tâm thức
Tâm
30-11-2023
Phật dạy về trí tuệ để giúp con người được giác ngộ trong cuộc sống. Khi có trí tuệ thì mới giác ngộ được chân lý và sống đúng với chân lý đó. Vậy muốn có trí tuệ thì cần phải làm gì? Và làm sao để trở nên thông thái hơn? Phụ Nữ Plus sẽ giải đáp hết thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây.
Thấm thía lời Phật dạy về sự tha thứ trong cuộc sống
Thấm thía lời Phật dạy về sự tha thứ trong cuộc sống
Tâm
04-12-2023
Lời Phật dạy về sự tha thứ là bao dung, vị tha cho những lỗi lầm của ai đó gây ra. Tha thứ chính là sự kết nối tình cảm giữa người với người, làm cho cuộc sống trở nên an lạc và giàu tình yêu thương. Đồng thời, tha thứ cũng là cách để thân tâm chúng ta được thanh thản. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Phụ Nữ Plus để có thể suy ngẫm những lời Phật dạy về tha thứ, từ đó tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn nhé!
Ác khẩu là gì? Người ác khẩu có tạo nghiệp xấu hay không?
Ác khẩu là gì? Người ác khẩu có tạo nghiệp xấu hay không?
Tâm
27-11-2023
Ác khẩu là gì? Đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc hỉ nộ ái ối nên không thể tránh được những lúc nóng lạnh mà phát ra những lời không hợp lòng nhau. Vậy người ác khẩu có tạo nghiệp xấu hay không? Phụ Nữ Plus sẽ đưa ra một số thông tin dưới đây để giúp bạn giải đáp cũng như đưa ra một số cách để giảm bớt nghiệp.
Quả báo cho kẻ lừa đảo xứng đáng phải nhận trong cuộc sống
Quả báo cho kẻ lừa đảo xứng đáng phải nhận trong cuộc sống
Tâm
23-11-2023
Quả báo cho kẻ lừa đảo được sử dụng rộng rãi trong tín ngưỡng, triết học và chính trị. Đặc biệt phổ biến hơn nữa là trong đạo Phật. Vậy có thật sự tồn tại luật nhân quả báo ứng cho kẻ lừa đảo? Quả báo của việc lừa đảo là gì? Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu nhân quả báo ứng lừa đảo trong bài viết dưới đây.
Vong ơn bội nghĩa là gì? Quả báo cho kẻ vong ơn bội nghĩa
Vong ơn bội nghĩa là gì? Quả báo cho kẻ vong ơn bội nghĩa
Tâm
24-11-2023
Vong ơn bội nghĩa là gì chắc chắn không còn xa lạ với chúng ta, bởi lẽ đây là một trong những tục ngữ phê án để thế hệ sau phải biết đền đáp công ơn mà mình nhận được. Tuy nhiên, không ít người lại luôn xem thường lời dặn dò này mà không biết hậu quả để lại cực kỳ nghiêm trọng. Hãy cùng Phụ Nữ Plus khám phá ngay toàn bộ thông tin về câu nói vong ơn bội nghĩa này trong nội dung dưới đây.
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH