Logo

Tổng hợp những lời Phật dạy về chữ Hiếu cực hay và thấm thía

Lời Phật dạy về chữ Hiếu không chỉ có ý nghĩa sâu sắc, mà còn được xem như ngọn đèn soi đường cho chúng ta đi đúng hướng. Từ đó, mỗi người sẽ có một cuộc sống ý nghĩa, tràn đầy năng lượng và yêu thương mọi người xung quanh hơn. Hãy cùng Phụ Nữ Plus hiểu rõ về ý nghĩa của chữ Hiếu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Ý nghĩa của chữ hiếu trong Phật giáo

Để hiểu được lời Phật dạy về chữ Hiếu, hãy cùng tìm hiểu ngay chữ Hiếu có nghĩa là gì Cũng như ý nghĩa của nó ngay bên dưới đây. Trong Phật giáo, chữ Hiếu được xem là một trong Tứ Đại Lạy Phật tức gồm lạy cha, lạy mẹ, lạy thầy, lạy Phật. Lạy cha, lạy mẹ được thể hiện qua lòng hiếu thảo của mỗi người và cũng được xem là 2 lạy quan trọng nhất. Bởi lẽ, chúng ta nợ cha mẹ công sinh thành, dưỡng dục cũng như dạy dỗ.

Không chỉ vậy, trong những lời Đức Phật dạy về chữ Hiếu còn đề cập đến việc chữ hiếu là một phần của Nghiệp Thiện. Điều này có nghĩa rằng, những hành động chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo đã tạo nên nghiệp thiện, tích phước, đức cho tương lai sau này.

lời phật dạy về chữ hiếu
Lời Phật dạy về chữ Hiếu đáng ngẫm

Chữ Hiếu là một hình mẫu tiêu biểu cho quan hệ gia đình hạnh phúc, lành mạnh. Nó còn khuyến khích gia tăng lòng tôn trọng, sẻ chia các thành viên trong gia đình nhiều hơn. Từ đó, góp phần tạo nên một xã hội nhân văn, tốt đẹp theo đúng những gì Phật dạy về chữ Hiếu.

Ngoài ra, chữ hiếu còn là một nền tảng để phát triển tâm linh, giúp chúng ta hiểu rõ sự vô thường của cuộc sống. Từ đó tạo động lực phấn đấu giải thoát nhằm cải thiện tâm linh, giảm bớt đau khổ.

Tổng hợp 10 lời Phật dạy về chữ Hiếu mỗi người cần ghi nhớ

Hiếu thảo vốn là đức tính nên có, tốt đẹp nhất ở mỗi con người được Đức Phật đề cao. Báo hiếu cha mẹ chính là cách tu tâm dưỡng tính mà phận làm con đều nên thực hiện. Sau khi tìm hiểu được ý nghĩa của lời Phật dạy về chữ Hiếu, hãy cùng chiêm nghiệm ngay những lời Phật dạy về chữ Hiếu mỗi người ai cũng cần ghi nhớ ngay dưới đây:

chữ hiếu có nghĩa là gì
Chữ Hiếu là một trong những điều Đạo Phật đề cao

10 lời Phật dạy về chữ Hiếu mà mỗi người cần nên ghi nhớ:

1. Đạo Phật là đạo hiếu, là nền tảng cốt lõi của đạo Phật. Bởi lẽ người bất hiếu làm việc gì cũng khó thành, dù có làm việc tốt ở đâu đi chăng nữa cũng không thể nào thành công.

2. Thờ phụng mẹ cha, báo hiếu với mẹ cha tức là kính Phật, hiểu cách khác chính là thờ phụng Phật.

3. 10 ân đức của đấng sinh thành luôn phải ghi nhớ lần lượt như sau: mang bầu, sinh nở, lo lắng, bú mớm, nuôi dưỡng, chăm sóc, nhớ thương, mến thương, vì con mà làm việc ác, nhường khô nằm ướt.

4. Bất kỳ ai làm con mà giàu có nhưng không nghe theo lời Phật dạy về chữ Hiếu, không biết báo hiếu mẹ cha chính là cánh cửa đưa đến bại vong.

5. Phật có dạy về đạo làm người rằng, bất hiếu được xem là tội nặng nhất trong tất cả các tội.

6. Đạo Hiếu trong Phật giáo luôn có nhân quả, chính vì vậy muốn con có hiếu với mình trước hết bản thân phải có hiếu với mẹ cha.

7. Giới Phật tử phải luôn tôn trọng, đề cao chữ Hiếu.

8. Mẹ là tất cả, là biển trời bao la, sữa mẹ ta uống nhiều hơn cả nước biển đại dương.

9. Mẹ còn sống tức mặt trời giữa trưa chói sáng, mẹ khuất bóng tức mặt trời đã lặn.

10. Người làm tròn đạo hiếu tức đã tu thành đạo Phật.

Những câu nói hay về chữ Hiếu đáng suy ngẫm

Có thể thấy, lời Phật dạy về Hiếu đạo đã được thấm nhuần trong tư tưởng sống của người phương Đông nói chung, và người Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, có không ít câu nói hay về chữ Hiếu để luôn nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa, cũng như vai trò quan trọng của phận làm con. 

ý nghĩa của chữ hiếu
Có nhiều câu nói sâu sắc về chữ Hiếu

Dưới đây là những câu nói hay về chữ Hiếu ý nghĩa, đáng suy ngẫm mà chúng tôi tổng hợp được:

1. Đem lòng yêu vợ con ra yêu cha mẹ chính là hiếu; đem lòng giữ nhà ra giữ nước chính là trung; đem lòng trách người ra trách mình chính là lỗi; đem lòng dong mình ra dong người chính là trọn nghĩa. (Cảnh Hành Lục)

2. Không thừa thuận để vui lòng mẹ cha, không đáng gọi là người; không cảm động để làm hay cho mẹ cha, không đáng được gọi là con. (Mạnh Tử)

3. Chỉ khi bạn lớn và rời khỏi ông - hay rời ông để đến với thứ gọi là gia đình riêng của chính mình - chỉ khi đó bạn mới thực sự hiểu được sự vĩ đại của ông và thực sự biết ơn điều đó. (Margaret Truman)

4. Mình chính là sự tiếp nối của mẹ cha. Và mình mang mẹ cha đi về hướng tươi lai. Luôn phải biết mỉm cười cho mẹ, thở cho cha và bước đi cho cả hai người. Sự tiếp nối đẹp đẽ đấy của mẹ cha là biểu hiện cụ thể nhất của chữ Hiếu. (Thích Nhất Hạnh)

5. Phụng dưỡng cha mẹ chính là vận may tối thượng. (Lời Phật dạy về chữ Hiếu)

6. Hãy tôn vinh mẹ cha trong trái tim. Bởi, Bụt đã dạy vào thời không có Bụt ra đời thì thờ cha mẹ cũng chính là thờ Bụt. (Thích Nhất Hạnh)

7. Sự vô ơn là điều đáng khinh bỉ nhất, nhưng kiểu vô ơn phổ biến và lâu đời nhất chính là sự vô ơn của con cái đối với mẹ cha. (Khuyết danh)

8. Làm sao có thể cười khi mẹ đói? Làm sao có thể cười khi lý do cười là sai trái? (Jethro Tull)

9. Ngày nay, người ta coi chữ hiếu chỉ là có thể nuôi mẹ cha, nhưng đến chó, đến ngựa người ta cũng nuôi, nếu không kính mẹ cha thì có khác gì? (Khổng Tử)

10. Với con, mẹ là bất diệt, với con mẹ là anh hùng chở che suốt chặng đường dài, là mái ấm ấp ôm con khi đông về, là bờ vai vững chắc để con tựa vào. Xin hãy yêu thương bố mẹ của riêng mình, và làm một người con hiếu thuận theo đúng những gì lời Phật dạy về chữ Hiếu.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết vừa rồi Phụ Nữ Plus đã chia sẻ đến bạn ý nghĩa sâu sắc của lời Phật dạy về chữ Hiếu. Mong rằng qua nội dung trên, bạn đã thấm thía và hiểu hơn những lời Đức Phật đang muốn con người hướng tới để có được một cuộc sống an yên, sống theo lẽ phải.