Logo

Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai do chuyên gia chia sẻ

Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai là vấn đề được nhiều mẹ bỉm hiện nay chú trọng. Đặc biệt vào 3 tháng cuối cùng, mẹ sẽ có những thay đổi nhanh chóng, rõ rệt tại vùng ngực. Nếu chịu khó tìm tòi và nắm được cách vệ sinh đúng cách sẽ giúp mẹ hạn chế những rủi ro về tắc tia sữa và đảm bảo vệ sinh. Vì thế trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Phụ Nữ Plus khám phá ngay những mẹo và phương pháp vệ sinh đầu nhũ hoa cho các mẹ nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Nhũ hoa thay đổi như thế nào khi phụ nữ mang thai?

Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai là điều các mẹ quan tâm. trong suốt thai kỳ, người mẹ nào cũng sẽ cảm nhận được từng thay đổi trên cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, sự thay đổi rõ nét nhất trên cơ thể mẹ ngoài vùng bụng chính là vùng ngực, nhũ hoa. 

cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai
Có nhiều cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai

Để biết được phương pháp vệ sinh đầu nhũ đúng chuẩn, mẹ cần biết cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai sẽ có những sự thay đổi như thế nào. Cụ thể:

  • Kích thước lớn dần, nhạy cảm hơn: Theo các nghiên cứu của chuyên gia, phần ngực trong quá trình mang thai sẽ phát triển hơn khoảng 1.5 lần so với bình thường. Cùng với đó là cảm giác căng, tức cũng như khó chịu, mỗi lần chạm đến sẽ nhạy cảm và có phản ứng mãnh liệt hơn.

  • Đầu nhũ hoa to, sẫm màu: Trong quá trình mang thai, mẹ có thể sẽ gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố khiến đầu nhũ hoa to hơn, sẫm màu hơn. Không ít mẹ lo lắng về vẻ ngoài thiếu thẩm mỹ, tuy nhiên nếu biết cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai, dáng vẻ thời con gái sẽ quay về ngay.

  • Xuất hiện nhiều hạt li ti tập trung quanh quầng vú: Những hạt có màu sắc sẫm hoặc hơi trắng ngà có tên gọi là Montgomery, nằm rải rác ở đầu và quầng vú với nhiệm vụ chính là cấp ẩm cho toàn bầu ngực.

  • Xuất hiện sữa non rỉ ra ngoài: Đây là biểu hiện không phải mẹ nào cũng có, tuy nhiên không hề hiếm gặp khi mẹ mang thai. Sữa non hơi vàng đặc sẽ bị rò rỉ ra với lượng tương đối ít. Tuy nhiên nếu không biết cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai đúng chuẩn có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

  • Hệ thống tĩnh mạch tối hơn, dày đặc hơn: Các ven nằm ở bầu ngực trong quá trình mang thai sẽ phát triển nhiều, dày đặc để có thể cung cấp được nhu cầu dinh dưỡng của bé. Cùng với đó, những đường tĩnh mạch này cũng có màu tối hơn bình thường.

Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai chuẩn nhất

Sự thay đổi của phần ngực của mẹ diễn ra nhanh chóng và rõ rệt, chính vì thế vệ sinh nhũ hoa khi mang thai đúng cách là yếu tố cực kỳ quan trọng. Không chỉ giúp bảo vệ chính sức khỏe của mẹ, việc này còn đảm bảo được chất lượng nguồn sữa khi bé chào đời được tốt và vệ sinh nhất có thể. Cùng khám phá ngay những cách vệ sinh đúng chuẩn chuyên gia ngay dưới đây:

Vệ sinh nhũ hoa trong trạng thái bình thường

Không phải chỉ khi gặp những hiện tượng bất thường mẹ mới cần vệ sinh nhũ hoa khi mang thai, người xưa cũng thường khuyên rằng “phòng hơn tránh”. Chính vì thế trong trạng thái bình thường, mẹ cũng nên tắm rửa thường xuyên với nước ấm cùng các loại sữa tắm lành tính. 

Trong quá trình tắm, mẹ có thể massage thêm vùng ngực, nhũ hoa để những tuyến sữa được thông thoáng hơn, hạn chế khả năng bị tắc tia sữa. Sau cùng, nên dùng khăn tắm mềm mại bằng cotton để lau khô người cũng như ngực.

cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai
Ở trạng thái bình thường cũng cần vệ sinh nhũ hoa

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp mẹ cải thiện cũng như khắc phục được việc sữa non rò rỉ ra, đóng vảy cặn quanh đầu nhũ hoa gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không được dùng các loại xà phòng hay những dòng làm sạch có độ kiềm, chất tẩy cao nếu không muốn bị “nứt cổ gà” sớm.

Cách vệ sinh nhũ hoa khi bị thụt vào bên trong

Ngoài việc nhũ hoa to và nhô ra như thường lệ, không ít mẹ lại gặp tình trạng nhũ hoa bị thụt vào khiến việc vệ sinh nhũ hoa khi mang thai cần phải chú ý hơn. Ngoài việc khó vệ sinh hơn, tình trạng này còn gây khó khăn cho bé sau khi sinh ra muốn bú mẹ trực tiếp.

vệ sinh nhũ hoa khi mang thai
Mẹ nên massage nếu đầu nhũ hoa đang trong tình trạng bị thụt

Trước tiên, mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là bầu ngực, đầu nhũ hoa bằng các dòng sữa tắm dịu nhẹ cùng nước ấm. Trong quá trình này, các lỗ chân lông được mở ra khiến da mềm mại, mẹ có thể dùng tay kéo nhẹ quầng vú lên trên, xuống dưới. Nên lặp lại những động tác này nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần có thể thực hiện khoảng 5 phút tới khi đầu nhũ hoa nhô ra.

Vệ sinh nhũ hoa đúng cách khi tiết nhiều sữa

Nếu mẹ xuất hiện tình trạng có sữa non sớm ngay từ lúc còn mang thai, chắc hẳn sẽ ngán ngẩm với tình trạng áo luôn ướt, mùi khó chịu. Với tình trạng này, mẹ nên tham khảo cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai sau đây.

Vệ sinh tốt còn tăng lượng sữa
Vệ sinh tốt còn tăng lượng sữa

Tương tự như hai trường hợp trên, mẹ cũng nên vệ sinh, tắm rửa thật kỹ hàng ngày và dùng khăn tắm mềm mại bằng chất vải xô hay cotton để làm khô bầu ngực, đầu nhũ hoa. Sau cùng, mẹ cần chọn quần áo hàng ngày thoáng mát, rộng rãi, thoải mái, lót thêm khăn nhỏ bằng vải xô dạng lau mặt cho bé bên trong lớp áo ngực. Cùng với đó, mẹ cũng nên chú ý kiểm tra tình trạng tiết sữa và vệ sinh liên tục.

Lưu ý dành cho mẹ bỉm vệ sinh nhũ hoa khi mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cũng như nguồn sữa dồi dào, đảm bảo vệ sinh ngay khi sinh, mẹ cần nắm được những lưu ý khi vệ sinh nhũ hoa khi mang thai. Bởi lẽ, không phải phương pháp chăm sóc, vệ sinh nào cũng phù hợp với tình trạng riêng của từng mẹ.

Massage nhẹ nhàng là thao tác quan trọng
Massage nhẹ nhàng là thao tác quan trọng

Dưới đây là những lưu ý mẹ nên tham khảo:

  • Một mẹo vặt dành cho mẹ đó là dùng nước ấm khoảng dưới 45 độ C để tắm cũng như vệ sinh nhũ hoa. Nhiệt độ này sẽ giúp mẹ tránh hiện tượng khô da, nứt cổ gà cũng như ảnh hưởng đến bé.

  • Thay áo ngực thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần để không có mùi khó chịu cũng như cảm giác ẩm ướt do sữa non ra sớm. Sau  khi thay ra, mẹ nên giặt tay bằng những loại nước giặt da nhạy cảm hoặc dành cho em bé.

  • Kiểm tra thường xuyên tình trạng của nhũ hoa mỗi ngày thông qua quá trình vệ sinh nhũ hoa khi mang thai. Điều này giúp mẹ có thể nắm bắt được những thất thường có thể xảy ra để có thể xử lý kịp thời.

  • Mẹ cần tìm hiểu và tham khảo thêm những bài tập massage tăng vòng 1 trong quá trình mang thai. Thực hiện bài tập đều đặn sẽ giúp kích thích tăng lượng sữa, cũng như tránh chảy xệ sau khi cai sữa.

  • Nếu có điều kiện, bắt đầu vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5, sau khi vệ sinh mẹ có thể tham khảo dùng thêm kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô, nứt cổ gà.

Lời kết

Trong quá trình mang thai suốt 40 tuần, mẹ luôn phải chịu không ít những thay đổi không chỉ về tâm lý mà còn ở cơ thể. Chính lẽ đó, cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai là việc cần chú ý hơn bao giờ hết. Mong rằng qua bài viết này của Phụ Nữ Plus, mẹ sẽ có thêm những kiến thức vệ sinh nhũ hoa khi mang thai để hạn chế những rủi ro không đáng có.