Logo

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu trong 7 ngày

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy mẹ bầu mới mang thai nên ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như em bé? Hãy cùng Phụ Nữ Plus khám phá chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Vì sao cần lên thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu?        

Không phải ngẫu nhiên việc lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu trở nên quan trọng đến vậy. Thắc mắc vì sao cần lên thực đơn cho bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu sẽ được giải đáp ngay sau đây.

thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu
Vì sao cần xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu? 

Nguyên nhân cần xây dựng thực đơn cho 3 bầu 3 tháng đầu:

  • Việc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp thai phụ nâng cao sức đề kháng, tránh mắc phải những loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Từ đó không chỉ bảo vệ tốt sức khoẻ của phụ nữ mang thai mà còn bảo vệ em bé, tránh trường hợp sảy thai hay dị tật thai nhi.

  • Những bộ phận trên cơ thể thai nhi trong 3 tháng đầu đang được hình thành, do đó cần lên thực đơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé. 

  • Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén cũng sẽ được hạn chế, giảm thiểu đáng kể. Đồng thời thai phụ có thể ăn ngon miệng và dễ dàng tăng cân hơn. 

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng đầu theo từng tháng     

Muốn xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả, bạn cần phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai trong giai đoạn này. Hãy cùng tìm hiểu ngay các chất cần thiết mà bà bầu cần bổ sung để bắt đầu một thai kỳ thuận lợi nhé!  

Tháng thứ 1 thai kỳ

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén, tháng đầu tiên rất quan trọng. Vì đây là thời điểm mà các mẹ đang phải chuẩn bị tinh thần cũng như thay đổi lối sống để thích nghi với hành trình nuôi em bé. 

mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ

Những dưỡng chất mà mẹ bầu nên lưu ý trong giai đoạn này chính là:

  • Bổ sung sắt: So với người bình thường, khi mang thai, người phụ nữ sẽ có thể tích máu tăng lên khoảng 50%. Trong khi sắt là yếu tố quan trọng giúp tạo nên hồng cầu, sản sinh ra máu. Do vậy, trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung thêm sắt bằng những thực phẩm như cải bó xôi, hạt bí ngô, thịt bò, súp lơ xanh,..

  • Bổ sung chất đạm: Ngoài thực phẩm chứa nhiều sắt, chất đạm cũng quan trọng không kém giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu thiếu đạm, rất có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi,.. Chính vì thế mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa, ức gà,...

  • Bổ sung vitamin và chất xơ: Việc tăng cường vitamin và chất xơ khi lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu là điều cần thiết. Nó sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón cũng như tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. 

Tháng thứ 2 thai kỳ

Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, thực đơn cần phải điều chỉnh một chút vì cơ thể của người mẹ đã có sự thay đổi ít nhiều. Để giảm tình trạng ốm nghén, tốt nhất các món ăn cần phải ít gia vị, giảm mùi hương. Bên cạnh đó nồng độ hormone estrogen tăng cũng sẽ khiến cơ thể bà bầu cảm thấy mệt mỏi nên ăn uống không ngon miệng. Vì thế giai đoạn này nên ăn uống đơn giản là tốt nhất. 

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì
Tháng thứ 2 nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu như nào? 
 

Tháng thứ 3 thai kỳ

Khi lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, cụ thể là tháng thứ 3 của thai kỳ bạn nên chú trọng việc bổ sung các loại vitamin đặc biệt là C và K để giảm bớt tình trạng ốm nghén đang dần trở nên nghiêm trọng. Những thực phẩm giàu vitamin C và K có thể kể đến như các loại trái cây, rau xanh, đậu, hạt. 

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, nên kiêng ăn gì?       

Cơ sở để lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu chính là hiểu rõ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sự phát triển của mẹ và bé. Sau đây chính là câu trả lời liên quan đến những thực phẩm nên và không nên ăn. 

Thực phẩm nên ăn

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Trong giai đoạn này bạn cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn món ăn vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người mẹ lẫn sự phát triển đầy đủ của thai nhi. 

bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con?

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bạn nên lưu ý khi lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu bao gồm:

  • Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bạn có thể tìm thấy axit folic trong rau xanh như rau chân vịt, rau mồng tơi, rau cải xoong, đậu Hà Lan, củ cải đường và cam.

  • Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh và hạt óc chó là những nguồn giàu chất xơ, axit béo omega-3 và các dưỡng chất quan trọng khác. Bạn có thể thêm chúng vào các món ăn như smoothie, nước ép hoặc salad đều phù hợp. 

  • Các loại trái cây và rau quả: Thực phẩm tươi sống giàu chất xơ và vitamin sẽ giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cả bạn và thai nhi. Hãy thêm nhiều loại trái cây và rau quả vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

  • Thịt và cá: Các loại thịt như thịt gà và thịt vịt, cũng như cá như cá hồi, cá trắm, là những nguồn tuyệt vời của protein chất lượng cao đồng thời axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai đang trong giai đoạn đầu. 

  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phô mai giàu canxi, protein và các dưỡng chất khác. Hãy chọn các sản phẩm ít chất béo và ít đường để tránh tiểu đường thai kỳ. 

Thực phẩm cần tránh

Bên cạnh đó, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Đây cũng là điều bạn cần quan tâm không kém khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu để đảm bảo một thai kỳ thuận lợi, một em bé khỏe mạnh được sinh ra sau này. 

bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? 

Những món ăn không tốt cần tránh cho bà bầu 3 tháng đầu bao gồm:

  • Thực phẩm chứa cafein: Khi lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế thực phẩm chứa cafein. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, nước ngọt có ga và nước có hương vị.

  • Hải sản có nồng độ cao thủy ngân: Một số loại hải sản như cá thu, cá kiếm và cá hổ có nồng độ cao thủy ngân, một chất độc có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Hạn chế tiêu thụ các loại hải sản này và thay thế bằng các loại cá có nồng độ thủy ngân thấp như cá hồi, cá trắm và cá tuyết là điều tốt hơn hết. 

  • Thực phẩm chưa được chế biến hoàn toàn: Tránh tiêu thụ thực phẩm không được chín hoàn toàn hoặc thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như thịt sống, hải sản sống, trứng sống, sữa chưa được pasteur hóa và các sản phẩm từ sữa không được chế biến.

  • Thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm khuẩn: Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao như thịt chưa chín kỹ, thực phẩm từ động vật sống như pate, xúc xích và thức ăn từ các nguồn không rõ nguồn gốc.

  • Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Nếu bạn đã biết mình có dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, hạn chế tiếp xúc với nó để tránh bất kỳ phản ứng dị ứng nào. Thường gặp nhất là các loại hạt, hải sản, đậu phộng và trứng.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu bạn nên tham khảo   

Chắc chắn không ít các chị em đang cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu. Đừng lo lắng bài viết này sẽ chia sẻ, gợi ý thực đơn trong 7 ngày đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và ăn uống ngon miệng nhất cho các mẹ bầu tham khảo.

bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực đơn cho thứ 2

Bạn có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong ngày thứ 2 như sau:

  • Bữa sáng (7h): Thực đơn bữa sáng cho 7 ngày bắt đầu bằng một bát bánh canh giò heo đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu 

  • Bữa phụ (9h30): Sữa dành cho bà bầu  

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Thịt bò xào măng tây + Trứng cút rim + Canh khổ qua + Thanh long 

  • Bữa phụ (14h): Chè khoai dẻo  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Tôm càng kho + Bông bí xào nấm rơm + Canh mọc bí xanh + Lê vàng  

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa hạt sen 

Thực đơn cho thứ 3

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu trong ngày thứ 3 như sau: 

  • Bữa sáng (7h): Bánh bột lọc thịt tôm  

  • Bữa phụ (9h30): Sữa đậu nành  

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Mực nhồi thịt chiên nước mắm + Ếch xào hành tây + Canh chua + Thanh long 

  • Bữa phụ (14h): Đậu hũ/Tào phớ nước đường 

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Trứng gà xào bí đỏ + Bông thiên lý xào tôm + Canh chua chả mực thì là + Quýt ngọt 

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa mè đen 

Thực đơn cho thứ 4

Lên ngay thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong ngày thứ 4 với những món ăn dinh dưỡng sau: 

  • Bữa sáng (7h): Một bát hủ tiếu xá xíu 

  • Bữa phụ (9h30): Sữa đậu nành  

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Bông thiên lý xào tỏi + Thịt heo xào giá đỗ + Canh dưa leo + Cam  

  • Bữa phụ (14h): Chè dưỡng nhan  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Tôm kho tàu + Thịt băm kho cà + Canh cải cầu vồng + Dưa hấu  

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa dành cho bà bầu  

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu cho thứ 5

Dù là ngày nào trong tuần, trong mỗi bữa ăn cũng đều cần phải đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng. Bạn có thể lặp lại những món ăn trong ngày cũ hoặc đổi mới thực đơn của mình tuy nhiên tiêu chí hàng đầu vẫn phải là đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu. 

mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì
Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng

Bạn có thể tham khảo thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu trong ngày thứ 5: 

  • Bữa sáng (7h): Một bát hủ tiếu bò viên  

  • Bữa phụ (9h30): Một ly sữa tươi 

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Bò lúc lắc + Cải thìa xào bắp non + Canh gà hầm + Táo 

  • Bữa phụ (14h): Sương sáo nước cốt dừa  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Tôm luộc nước dừa + Đậu Hà Lan xào thịt băm + Canh chua cá hồi + Hồng xiêm  

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa hạt hạnh nhân  

Thực đơn cho thứ 6

Bạn có thể đổi món với thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối trong ngày thứ 6 dưới đây: 

  • Bữa sáng (7h): Một bát bún xào thập cẩm  

  • Bữa phụ (9h30): Sữa tươi 

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Thịt gà kho + Nấm đùi gà xào thịt heo + Canh sườn bí đỏ + Nho  

  • Bữa phụ (14h): Sương sa hạt lựu  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Cá nục sốt dứa + Súp lơ xào tôm  + Canh rau má thịt băm + Dưa lê  

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa mè đen 

Thực đơn cho thứ 7

Trong ngày thứ 7, gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu như sau: 

  • Bữa sáng (7h): Một bát cháo thịt gà  

  • Bữa phụ (9h30): Sữa bắp 

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Cá hồi chiên nước mắm + Tôm xào mướp + Canh dưa leo + Táo  

  • Bữa phụ (14h): Bánh su kem  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Mực hấp gừng + Bầu xào nấm + Canh chua chả mực thì là + Quýt ngọt 

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa mè đen 

Thực đơn cho chủ nhật

Đến với ngày cuối cùng, bạn có thể tham khảo thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu sau đây: 

  • Bữa sáng (7h): Vào buổi sáng chủ nhật, mẹ bầu có thể ăn phở bò - một món ăn cuối tuần ngon và dinh dưỡng để bắt đầu ngày mới

  • Bữa phụ (9h30): Sữa tươi 

  • Bữa trưa (11h30): Một bát cơm trắng + Cà tím nhồi thịt + Nấm mỡ xào húng + Canh cá chép + Thanh long 

  • Bữa phụ (14h): Chè dừa dầm  

  • Bữa tối (18h): Một bát cơm trắng + Tôm rim nước dừa + Giá xào cà chua + Canh cá rô bông súng + Chôm chôm  

  • Bữa phụ (20h30): Một ly sữa dành cho bà bầu  

Lên thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu cần lưu ý gì?      

Kết lại bài viết về thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ là một số lưu ý bạn nên nhớ. Những lưu ý này sẽ giúp bạn lên thực đơn chuẩn hơn đồng thời đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Lưu ý nên nhớ khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Những lưu ý bạn nên nhớ khi lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu:

  • Với mẹ bầu thừa cân: Việc cắt giảm calo trong khẩu phần ăn là điều cần thiết trong trường hợp thai phụ bị thừa cân. 

  • Với mẹ bầu thiếu cân: Mẹ bầu thiếu cân nên bổ sung nhiều dưỡng chất và calo cao hơn để đảm bảo bản thân cũng như thai nhi có thể khoẻ mạnh. 

  • Với mẹ bầu mang đa thai: Dưỡng chất mà mẹ bầu mang đa thai cần được bổ sung nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển của em bé trong bụng.

  • Với mẹ bầu bị bệnh tiểu đường: Trong trường hợp này, mẹ bầu cần phải tuân thủ thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt. Đặc biệt việc theo dõi kỹ lưỡng đường trong máu hàng ngày là điều cần thiết và nếu cần nên liên hệ bác sĩ phụ sản để hỗ trợ kịp thời.    

Lời kết

Những chia sẻ vừa rồi cũng đã kết lại hành trình khám phá thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu. Phụ Nữ Plus chúc bạn có thể lên thực đơn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và tốt nhất cho mẹ bầu. Hy vọng mẹ bầu cũng sẽ có một thai kỳ thuận lợi và em bé phát triển tốt!