Logo

8+ mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cực hay & hiệu quả

Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là một trong các chủ đề hiện được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Việc vặn mình ở trẻ là hiện tượng bình thường, tuy nhiên khi kèm theo nhiều triệu chứng như bú ít, quấy khóc liên tục lại là điều đáng chú ý đến. Hãy cùng Phụ Nữ Plus đi tìm hiểu xem các mẹo giúp cho bé có giấc ngủ ngon tự nhiên hơn nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh     

Theo các kinh nghiệm người xưa truyền lại, các bậc phụ huynh có thể chữa được tình trạng bé ngủ vặn mình bằng những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để bạn có thể tìm kiếm được cách chữa phù hợp thì nên biết hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì.

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là một hoạt động sinh lý diễn ra bình thường và hay xuất hiện trong các giấc ngủ nông hoặc ngay sau lúc trẻ thức dậy. Biểu hiện này thường gặp ở các trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Vậy trẻ sơ sinh vặn mình bao lâu thì hết? Thông thường khi trẻ khoảng 3 – 4 tháng tuổi thì hiện tượng này sẽ kết thúc.

mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?

Trong giai đoạn ru ngủ hoặc giấc ngủ nông thì trẻ sơ sinh thường hay giật mình, vặn mình và sau đó rên è è, cặp mắt chuyển động nhưng dưới mi mắt lại nhắm. Nhịp thở sẽ không đều hoặc có thể ngưng thở tâm 5 – 10 giây. Tiếp đó, bắt đầu đột ngột thở nhanh hơn 50-60 lần trong khoảng 10-15 giây rồi sau đó mới thở lại đều đặn.

Ngược lại, đến lúc giai đoạn ngủ sâu hoặc ngủ im lặng thì trẻ sẽ không cử động và nằm yên, ngủ ngày càng sâu và rất khó đánh thức. Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh khá ngắn chỉ tầm 50 phút khác so với người lớn từ 90 -100 phút. Do đó, trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị thức giấc nhiều lần hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?    

Để các bố mẹ bỉm sữa tìm ra được mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh thích hợp cho bé thì nên hiểu được tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Có nhiều các lý do dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên bên dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến thường gặp phải ở các trẻ.

trẻ sơ sinh hay vặn mình
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình là vấn đề được phần lớn bậc cha mẹ quan tâm đến. Đầu tiên, trẻ sơ sinh thường hay vặn mình do phản xạ tự nhiên cơ thể. Đối với trẻ nhỏ vặn mình sinh lý thì bố mẹ không phải quá lo lắng do hiện tượng này thường diễn ra trong vài phút. Đồng thời, tình trạng này sẽ kết thúc khi trẻ được trên 3 tháng tuổi. Một vài lý do khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình:

  • Môi trường xung quanh bé không đủ thoải mái, quá ồn ào hoặc ánh sáng, nhiệt độ không thích hợp.

  • Trẻ gặp phải sự khó khăn trong quá trình đi vệ sinh như bị táo bón.

  • Trẻ mặc phải quần áo ẩm ướt, bỉm bị ẩm hoặc quấn khăn quá chặt.

  • Trẻ bị đói hoặc đang quá no. Khi trẻ no quá thì vặn mình dẫn đến tình trạng ọc sữa dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ khi không xử lý đúng cách và kịp thời.

Yếu tố bệnh lý

Một vài trường hợp, trẻ sơ sinh vặn mình là biểu hiện cho một vài căn bệnh lý tiềm ẩn mang nhiều nguy hiểm như:

  • Bệnh vàng da sơ sinh.

  • Hạ canxi của máu

  • Rối loạn đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, đầy hơi hoặc đau bụng.

  • Rối loạn thần kinh dạng bẩm sinh

  • Côn trùng đốt hay đang chui vào trong tai trẻ.

  • Dị ứng làm ngứa da.

  • Mắc bệnh lý liên quan đến gan.

Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không?    

vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì
Trẻ nhỏ vặn mình nhiều có sao không?

Trong bài viết sẽ không chỉ đề cập mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà còn giải đáp cho phụ huynh thắc mắc về việc trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng xem qua nội dung ngay sau đây.

  • Chậm phát triển về thể chất: Khi ngủ thì tuyến yên sẽ giúp tiết ra loại hormone tăng trưởng, đặc biệt tiết ra mạnh gấp 4- 5 lần khi bé có giấc ngủ ngon và sâu. Vì thế, nếu bé ngủ vặn mình không liền giấc thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ vặn mình, chập chờn khi kéo dài dễ gây ra sự ức chế trong hô hấp, làm bé khó thở và giảm khả năng của hệ miễn dịch. Nếu sức đề kháng yếu thì bé sẽ dễ bị mắc bệnh về hô hấp, huyết áp, nhiễm trùng và tim mạch.

  • Ảnh hưởng về tinh thần và trí tuệ của trẻ: Khi bé bị giật mình trong giấc ngủ bởi nhiều tiếng ồn thì dễ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Khi não bộ có sự tổn thương thì dễ khiến suy giảm nhận thức, cùng đó dễ mắc phải chứng rối loạn cảm xúc hay dễ cáu, khó chịu, quấy khóc.

Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả

hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa trẻ vặn mình nhiều theo dân gian

Không có ba mẹ nào lại muốn nhìn con có giấc ngủ không ngon. Chính điều đó, hãy cùng tham khảo qua 8 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ được bật mí ngay sau đây. Đây được xem là các kinh nghiệm cực hay có thể giúp bé đỡ bị vặn mình khi ngủ mà bạn nên biết.

Tạo không gian ngủ yên tĩnh 

Mẹo vặt được nhiều người xưa áp dụng để chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì? Một mẹo mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng đó chính là tạo không gian ngủ yên tĩnh cho trẻ nhỏ. Khi bé ngủ thì bố mẹ nên duy trì phòng ở nhiệt độ thích hợp, ánh sáng phù hợp và không gian yên tĩnh.

tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình
Có không gian ngủ thoải mái và yên tĩnh cho trẻ nhỏ

Cho bé mặc quần áo thoải mái

Một trong các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể sử dụng chính là cho bé mặc quần áo thoải mái. Việc dùng tã khô thoáng, sạch sẽ và quần áo thoải mái, rộng rãi sẽ có khả năng thấm hút được tốt hơn. Khi đó bé sẽ cảm giác thoải mái hơn và cải thiện hiệu quả hiện tượng vặn mình.

Ngoài ra, các bố mẹ cũng nên chú ý thường xuyên vệ sinh phòng ốc trong gia đình mình. Nên giặt giũ chăn nệm của trẻ thường xuyên nhằm loại bỏ đi những vi khuẩn, côn trùng làm bé ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng tỏi

Nếu bố mẹ đang lo lắng trẻ sơ sinh vặn mình nhiều phải làm sao thì ngay bây giờ hãy thử áp dụng mẹo chữa bằng tỏi. Nhiều người xưa truyền nhau rằng khi trẻ vặn mình, khó chịu ban đêm có thể do vong ma đang trêu đùa.

Do đó, mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách treo tỏi có thể giúp xua đuổi được tà ma. Đây cũng là mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả được người xưa áp dụng. Các phụ huynh có thể dùng 5 – 6 củ tỏi khô treo trên đầu giường để giúp cho bé ngủ ngon hơn. 

nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình
Tỏi là một mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Đắp lá trầu không chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình

Một mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cũng được khá nhiều cha mẹ truyền tai nhau đó chính là đắp lá trầu cho bé. Có thể ba mẹ chưa biết khi sử dụng lá trầu không, bên cạnh công dụng chữa bé hay vặn mình, ông cha ta thời xưa còn sử dụng loại lá này như một mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh.

Đối với phương pháp dùng lá trầu không thì bạn hãy thực hiện như sau:

  • Chọn loại lá trầu bánh tẻ không được quá non hay quá già.

  • Tiếp đến rửa lá trầu qua với nước muối loãng rồi để khô ráo nước.

  • Đem hơ miếng lá trầu trên bếp và giữ ấm.

  • Sau đó, đắp trực tiếp lá trầu lên trên làn da bé và giữ ấm cơ thể để tăng độ hiệu quả.

Chú ý: Bạn nên chọn thời điểm buổi sáng sớm hoặc khi bé ngủ để thực hiện phương pháp này. Nên kiểm tra lá trầu kỹ lưỡng trước khi đắp lên làn da của bé, tránh trường hợp lá trầu qua nóng đặt lên sẽ khiến da bé bị đỏ rát hoặc phỏng.

Sử dụng lòng đỏ trứng gà

trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không
Dùng lòng đỏ trứng gà giúp trẻ giảm vặn mình khi ngủ

Dùng lòng đỏ trứng gà là một trong những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả mà cha mẹ nào cũng nên biết đến. Cách thực hiện mẹo bằng lòng đỏ trứng gà cụ thể như sau:

  • Bạn hãy chuẩn bị 1 lòng trắng quả trứng gà và 1 thìa nước cốt chanh, đánh hỗn hợp lên thật đều tay.

  • Thoa hỗn hợp vừa đánh lên toàn bộ cơ thể của bé và để yên trong 10 phút, sau đó cho bé tắm lại. Thực hiện liên tiếp 3 ngày thì có thể giúp cho trẻ ngủ ngon mà không bị vặn mình.

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng dây thừng

Một mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được nhiều người xưa truyền tai nhau mà bạn có thể tham khảo chính là dùng dây thừng. Các mẹ hãy chuẩn bị một đoạn dây thừng đặt dưới gần giường của trẻ nhỏ và nên đặt đúng vào vị trí của bé nằm ngủ. Đối với phương pháp này thì tình tràng vặn mình của bé sẽ giảm.

trẻ sơ sinh vặn mình có sao không
Chữa trị vặn mình ở trẻ nhỏ bằng mẹo dùng dây thừng

Cho bé tắm nắng hàng ngày

Cho trẻ sơ sinh tắm nắng hàng ngày là một trong số mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình được khá nhiều gia đình áp dụng. Việc tắm nắng giúp làm cải thiện được chất lượng giấc ngủ đêm khuya của trẻ nhỏ rất nhiều. Do tiếp xúc với ánh nắng thì cơ thể dễ dàng tăng cường hấp được vitamin D, giúp bé hết giật mình hoặc vặn mình khi ngủ.

Bên cạnh đó, khi tắm nắng thì cơ thể trẻ nhỏ sẽ ngừng sản xuất ra melatonin (một loại hormone liên quan đến giấc ngủ) vào thời điểm ban ngày và tăng cường vào ban đêm. Điều đó giúp cho trẻ nhỏ dễ có được giấc ngủ sâu hơn và hết bị vặn mình.

Lưu ý trong quá trình tắm nắng cho trẻ sơ sinh:

  • Chỉ nên cho bé tắm nắng tầm 15 đến 30 phút.

  • Tránh các nơi có gió mạnh.

  • Không cho ánh sáng chiếu trực tiếp đến mặt, mặt hoặc đầu của trẻ nhỏ.

  • Ngay khi tắm nắng xong thì nên dùng khăn mềm hoặc thấm hút tốt để thực hiện lau mồ hôi và nên cho trẻ uống nước.

Thường xuyên massage cho trẻ

trẻ sơ sinh vặn mình bao lâu thì hết
Thường massage cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cuối cùng trong bài viết này muốn chia sẻ đến các bố mẹ bỉm sữa chính là thường xuyên massage cho trẻ nhỏ. Để giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái thì khi bé vặn mình, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ nhẹ hoặc massage, bế bé lên. Khi đó bé có thể cảm nhận được sự dịu dàng và nhẹ nhàng từ người mẹ. Lúc này bé cũng không còn cảm giác lo sợ, cơ thể dần được thả lỏng và máu dễ dàng lưu thông hơn.

Lời kết    

Trên đây là thông tin Phụ Nữ Plus chia sẻ về những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo qua, chọn lọc để sử dụng. Nếu như bé vặn mình quá nhiều lần và liên tục khiến bạn phải lo lắng thì có thể gặp bác sĩ để nhận được giải pháp tốt nhất.