Logo

Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ? Thử ngay 15 mẹo hay

Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ đặt ra trong quá trình chăm sóc em bé. Tình trạng nghẹt mũi về đêm của các bé đã làm cho rất nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng và không biết xử lý như thế nào. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Vậy thì trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao? Hãy đón đọc các phương pháp hữu ích ngay sau đây!

mục lục Mục lục

mục lục

Tổng quan về hiện tượng bé bị nghẹt mũi khi ngủ

Trước khi các bậc phụ huynh tìm hiểu làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ thì bạn cần phải biết được những thông tin tổng quan về hiện tượng này. Điều này sẽ giúp cho bạn phát hiện được tình trạng bé đang bị nghẹt mũi thông qua các biểu hiện cơ bản.

Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là như thế nào?

Có thể thấy rằng, tình trạng bé bị nghẹt mũi khi ngủ khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do phần chất lỏng dư thừa tích tụ ở trong đường mũi và đường thở nên làm cho em bé không thể hô hấp như bình thường. 

làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ
Trẻ bị nghẹt mũi gây khó khăn khi hô hấp

Lúc này các chất dịch nhầy bên trong mũi sẽ làm cho mô mũi bị sưng lên và gây tắc nghẽn ở khu vực khoang mũi. Điều này làm cho bé cảm thấy khó thở hơn so với bình thường. Những triệu chứng này còn nặng hơn khi gặp các tình trạng như thay đổi thời tiết, dị ứng, tư thế ngủ, các chất gây dị ứng,... Trong một số trường hợp bé phải thở bằng miệng để dễ chịu hơn.

Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ sẽ có nhiều biểu hiện khác lạ. Bên cạnh việc hơi thở của bé bị khò khè thì bé còn có xu hướng thở bằng miệng. Bé cũng thường xuyên có thêm những dấu hiệu khác ngoài dấu hiệu nghẹt mũi, kèm theo đó là các triệu chứng:

  • Ho và chảy nước mũi liên tục 

  • Thường xuyên hít vào và thở ra bằng đường miệng 

  • Có thể gây tình trạng khó ngủ và khó bú

  • Hơi thở của chúng có tiếng khò khè như tiếng ngáy 

  • Thường thường sẽ có sự hắt xì liên tục 

Tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ?

Tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Vì thực tế cho thấy dù bạn chăm em bé kỹ đến thế nào đi nữa thì cũng sẽ có một vài lần bé mắc phải chứng nghẹt mũi khi ngủ.

bé bị nghẹt mũi khi ngủ
Một số nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ nghẹt mũi khi ngủ

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một số nguyên nhân phổ biến thường gặp là:

  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng.

  • Sự thay đổi lớn của thời tiết làm cho cơ thể bé bị cảm lạnh, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.

  • Khi bé mọc răng thì dịch ở khoang miệng sẽ tiết ra nhiều hơn, chảy xuống vùng mũi làm nghẹt mũi. 

  • Thay đổi môi trường sống đột ngột làm cơ thể bé chưa kịp thích nghi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi.

  • Trẻ bị nhiễm các loại virus về đêm, vi khuẩn… Đối với tình trạng này thì bên cạnh việc nghẹt mũi bé còn thường xuyên ho, sốt, đau họng,...

Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ?

Vậy thì làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ? Nếu như em bé nhà bạn thường xuyên bị nghẹt mũi khi ngủ thì bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng.

Thay đổi tư thế ngủ cho con

Tình trạng nghẹt mũi về đêm sẽ làm cho bé ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cách trị nghẹt mũi khi ngủ cho bé chính là thay đổi tư thế ngủ của trẻ. Sự thay đổi này cần giúp em bé cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn.

trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ? Thử thay đổi tư thế ngủ

Mẹ có thể kê cao gối hơn từ 1 đến 2 inch để giúp trẻ dễ thở. Điều này sẽ giúp cho lượng chất nhầy thoát ra khỏi mũi dễ dàng hơn, giúp bé ngủ ngon. Bên cạnh đó thì bạn còn có thể để cho bé ngủ nghiêng về một phía để làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Massage mũi cho con

Nếu như bạn thắc mắc làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ, bạn có thể áp dụng mẹo vặt đó là massage mũi của bé. Khi lượng chất nhầy quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng áp lực ở khu vực khoang mũi. Vì vậy, bạn hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực thái dương, gò má, cánh mũi để làm giảm áp lực ở mũi.

Bên cạnh đó bạn hãy dùng ngón áp út hoặc ngón trỏ để xoa bóp nhẹ ở khu vực cánh mũi, vuốt dọc theo chiều cánh mũi. Động tác này sẽ giúp cho mũi em bé nóng lên khiến cho khoang mũi được lưu thông và làm cho trẻ dễ thở hơn.

tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ
Massage mũi cho con giúp trẻ dễ thở

Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ này sẽ giúp cho lượng chất nhầy được nới lỏng và loại bỏ các chất gây tắc nghẽn xoang mũi cho bé. Bên cạnh đó bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé để có phương pháp điều trị kịp thời.

Làm ấm cơ thể trẻ

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ phải làm sao? Ba mẹ hãy làm ấm cơ thể em bé. Đây cũng là một trong những mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể của trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc những căn bệnh về đường hô hấp.

Một trong những cách thường sử dụng để làm ấm cơ thể trẻ như:

  • Làm ấm giường của con trước khi đặt bé vào chỗ ngủ 

  • Mặc quần áo dễ chịu và không quá dày khi vào mùa hè 

  • Sử dụng máy đo nhiệt độ để biết được thân nhiệt hiện tại của trẻ 

  • Đặt bé vào túi ngủ để bé có giấc ngủ sâu hơn 

Hút dịch mũi cho trẻ

Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ? Các bậc cha mẹ có thể thử phương pháp hút dịch mũi để làm giảm tình trạng khoang mũi bị nghẹt. Lúc này em bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. 

trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao
Hút dịch mũi cho trẻ giúp bé dễ thở

Các bước thực hiện hút dịch mũi cho em bé như sau:

  • Nhỏ từ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào bên trong mũi của trẻ 

  • Vài phút sau đó bạn sẽ dùng dụng cụ hút mũi dành cho trẻ nhỏ, luồn vào bên trong để hút dịch mũi

  • Dùng khăn mỏng để lau sạch mũi cho trẻ và tránh để dịch nhầy dính ra bên ngoài 

Lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho những em bé đã trên 2 tuổi. Đối với những em bé còn quá nhỏ thì bạn không nên sử dụng phương pháp này vì không đảm bảo được tính an toàn.

Thay đổi độ ẩm trong phòng ngủ

Một cách giúp bé hết nghẹt mũi khi ngủ chính là thay đổi độ ẩm bên trong phòng ngủ của mình. Bạn cần biết rằng không khí trong phòng ngủ của bé dù quá ẩm hay quá khô cũng dễ khiến cho bé gặp các bệnh về đường hô hấp. Điều này sẽ làm cho niêm mạc của mũi dễ bị khô và nghẹt mũi.

Do đó bạn nên điều chỉnh độ ẩm trong phòng ngủ thích hợp. Nhiệt độ lý tưởng để bé ngủ là 27 độ C. Bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí. 

trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ phải làm sao
Thay đổi độ ẩm trong phòng giúp bé ngủ sâu hơn

Lưu ý rằng bạn nên đặt máy ở vị trí đủ gần để sương có thể bay đến chỗ ngủ của em bé nhưng cần phải xa tầm tay với của bé. Cha mẹ cần phải thay nước và vệ sinh máy mỗi ngày để tránh tình trạng nấm mốc hoặc các loại vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

Cho bé xông hơi mũi

Xông hơi mũi chính là câu trả lời cho câu hỏi “làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ”. Phương pháp này có thể áp dụng đối với trẻ nhỏ để trên 3 tuổi và thường xuyên bị tình trạng nghẹt mũi trước khi ngủ. 

Để làm giảm cảm giác khó chịu ở bé thì bố mẹ nên xông hơi bằng nước ấm để dịch nhầy trong khoang mũi loãng ra, giúp bé dễ thở. Bạn nên xông hơi cho trẻ trước khi ngủ khoảng 30 phút để giấc ngủ có thể sâu hơn và giảm được tình trạng khó chịu khu vực mũi. 

cách giúp bé hết nghẹt mũi khi ngủ
Xông hơi mũi làm giảm tình trạng khó chịu vùng mũi

Bạn chỉ cần xả nước nóng và trầu sau đó để hơi bốc lên làm ẩm không gian phòng tắm, giữ bé ở đây trong vài phút là được. Khi xông mũi, bố mẹ có thể cho thêm một ít tinh dầu khuynh diệp hoặc các lát gừng thái mỏng để làm tăng hiệu quả.

Chườm nước ấm lên tai

Rất nhiều bố mẹ quan tâm đến chủ đề “làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ”, đáp án là bạn nên chườm ấm khu vực tai của bé. Bạn nên dùng khăn mềm nhúng vào trong nước ấm, rồi vắt khô sau đó chườm lên tay trẻ trong vòng 10 đến 15 phút.

Khu vực tai có chứa các dây thần kinh giúp lưu thông máu ở vùng mũi. Khi khu vực này tiếp xúc với nhiệt độ sẽ giúp cho huyết quản giãn ra làm khoang mũi được thông thoáng. Từ đó giúp lưu thông mũi dễ dàng hơn và tránh tình trạng bị nghẹt mũi khi ngủ.

Cho trẻ uống đủ nước

Nếu như bạn vẫn đang tìm phương pháp làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ thì bạn có thể thử bổ sung nước cho bé. Khi bé phải thở bằng mồm ở tần suất cao thì bố mẹ cần phải bổ sung thêm nước, chất điện giải kịp thời. Việc này sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và làm giảm đi chất nhầy trong khoang mũi.

cách trị nghẹt mũi khi ngủ cho bé
Uống nước đầy đủ giúp tăng cường trao đổi chất

Các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho em bé uống nhiều loại nước ép trái cây, ép từ rau xanh để bổ sung thêm dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì tình trạng muỗi và miệng sẽ không còn bị khô nữa. Từ đó nhầy mũi và đàm ở khu vực cổ sẽ loãng đi, dễ tống ra ngoài.

Vỗ lưng cho bé

Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ? Hãy thử vỗ lưng cho em bé. Đây là động tác quen thuộc mà nhiều bà mẹ thường làm khi em bé bị đầy hơi sau mỗi lần bú sữa. Đối với việc giảm nghẹt mũi của bé thì bạn chỉ cần thực hiện tương tự như cách bạn hay làm.

Mẹ bỉm sữa chỉ cần bổ nhẹ và lưng vào cái của em bé. Điều này sẽ giúp cho lượng các chất này dư thừa bên trong cuống họng và xoang dễ dàng trào ra bên ngoài. 

Sử dụng tinh dầu

Một cách để giúp bé mau chóng hết nghẹt mũi chính là sử dụng tinh dầu trong phòng ngủ của bé. Các loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà và bạc hà sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả, đồng thời khử khuẩn được môi trường ngủ của bé.

Sử dụng tinh dầu giúp chống viêm hiệu quả
Sử dụng tinh dầu giúp chống viêm hiệu quả

Ba mẹ có thể xông phòng với tinh dầu hoặc thoa vào lòng bàn chân để giúp cho con dễ thở hơn. Việc xông phòng bằng tinh dầu không chỉ giúp cho trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi mà còn giúp em bé ngủ sâu giấc hơn. Nếu như bạn chọn phương pháp thoa tinh dầu vào lòng bàn chân của bé thì bạn hãy sử dụng tinh dầu tràm trà để phát huy được tối đa công dụng.

Một số biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ ba mẹ nên biết

Sau khi bạn đã biết được những cách làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một vài biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi. Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên việc phòng ngừa ngạt mũi cũng đóng vai trò quan trọng.

Một số phương pháp phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả
Một số phương pháp phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh nghẹt mũi ở trẻ hiệu quả:

  • Thường xuyên vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ nhất có thể.

  • Đảm bảo không khí trong nhà được lưu thông thoáng mát

  • Tránh trẻ em tiếp xúc với thú cưng hoặc các đồ vật có dạng lông nhỏ. Điều này có khả năng làm cho trẻ bị dị ứng nhiều hơn dẫn đến tình trạng viêm mũi nặng.

  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khu vực khoang mũi cho trẻ.

  • Đối với trẻ sơ sinh thì hãy ưu tiên cho bé bú sữa mẹ tự nhiên nhiều hơn để giúp tăng được sức đề kháng.

  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể bé, đặc biệt là vào những mùa thời tiết thường xuyên thay đổi.

  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ để tránh tình trạng bé bị sốt quá cao mà ba mẹ vẫn không hay biết.

Lời kết

Hy vọng rằng với những giải đáp bên trên để giúp cho bạn biết được làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó ba mẹ có thể chú ý sức khỏe của bé vào những giai đoạn giao mùa của năm. Nếu như trong trường hợp tình trạng nghẹt mũi của bé vẫn không thể khuyên nhảm trong một thời gian dài thì bạn cần phải đưa bé đến bác sĩ để thăm khám. Phụ Nữ Plus chúc mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe nhé!