Logo

Hậu quả của việc nói dối trong đời sống và cách để không nói dối

Một lời nói dối dù tốt hay xấu đều sẽ mang lại hậu quả khôn lường. Đây là một hội chứng về bệnh tâm lý mang lại những hậu quả tiêu cực đến cho bản thân và mọi người xung quanh. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!

mục lục Mục lục

mục lục

Lý do vì sao không nên nói dối

Trước khi tìm hiểu hậu quả của việc nói dối thì chúng ta sẽ cùng xem xét nguyên nhân tại sao không nên nói dối. Trong kinh Phật đã chia thành 3 loại nói dối: Đại vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ và tiểu vọng ngữ. 

người hay nói dối
Lý do vì sao không nên nói dối

Dựa theo kinh Phật thì những người nào khi nói dối phạm vào tội đại vọng ngữ sẽ bị đổ vào ba đường ác là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hậu quả của việc nói dối chính là không thể đầu thai thành kiếp người mà phải chịu sự dày vò ở các kiếp sau, khổ sở.

Dựa theo khoa học thì người hay nói dối sẽ làm cho hệ thần kinh của chúng ta bị stress, lo lắng. Vì khi con người đã tạo ra một lời nói dối thì họ cần phải luôn ghi nhớ những điều không có thật từ đó dẫn đến tình trạng nhớ trước quên sau. Lúc này cơ thể sẽ phải sản sinh nhiều loại hóc môn khác nhau như norepine và cortisol.

Trong đó, cortisol sẽ làm giảm đi hóc môn hạnh phúc (endorphin) trong cơ thể, suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng lượng đường trong máu. Vậy thì nói dối sẽ bị gì nếu xét theo góc độ khoa học? Những người thường xuyên nói dối sẽ làm cho tim họ đập nhanh hơn và dễ dẫn đến bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, đau đầu.

Hậu quả của việc nói dối là gì?

Có thể khẳng định rằng hậu quả của việc nói dối không chỉ dừng lại ở mức lời nói, mà còn tác động đến cơ thể và tâm hồn con người. Sau đây chính là hai tác động chính khi nói dối đến con người mà bạn cần phải nhận biết:

hậu quả của việc nói dối
Hậu quả của việc nói dối phân chia theo cấp bậc

Đối với trí não

Nói dối có tác hại gì đối với trí não? Dựa theo các thông tin bên trên thì các bạn có thể thấy rằng trí não cần phải hoạt động khá nhiều để sản sinh ra được những lý do cho lời nói dối. 

Hậu quả của việc nói dối chính là làm cho đầu óc căng thẳng dẫn đến mệt mỏi cơ thể. Hiểu một cách đơn giản thì để nói thật bạn chỉ cần nhớ lại những sự kiện đã diễn ra sau đó kể lại. Trong khi để nói dối thì bạn cần phải bịa ra một câu chuyện và tưởng tượng rằng bản thân mình đã sống trong câu chuyện đó, phải che dấu các khuyết điểm của bản thân. Nếu như tình trạng này kéo dài một thời gian thì nó sẽ hình thành hội chứng nói dối.

nói dối có tốt không
Nói dối rất có hại đến trí não con người

Theo các chuyên gia về tâm lý học, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng viêc nói dối liên tục sẽ làm cho não bộ khó có thể kiểm soát được tình trạng nói dối của bạn thân, biến bạn trở thành người mắc hội chứng "nghiện nói dối". Với người mắc hội chứng này về lâu dài sẽ không tốt cho hệ thần kinh, có khả năng bị các bệnh lý tâm thần như tâm thần phân biệt, đa nhân cách,...

Đối với lương tâm

Hậu quả của việc nói dối sẽ khiến bạn không thể đạt được trạng thái thân tâm an lạcsẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo âu người khác sẽ phát hiện ra sự thật. Nói cách khác, việc nói dối không chỉ ảnh hưởng đến trí não mà còn tác động đến lương tâm của mỗi người. Khi hành động nói dối quá nhiều thì chắc chắn sẽ làm cho tâm trí của bạn mệt mỏi và lương tâm cắn rứt. 

Trong một số trường hợp khi người nói dối đã tự nhận thức ra được lời nói dối của mình ảnh hưởng nghiêm trọng đến một vấn đề nào đó, làm cho sự việc đã đi quá xa sẽ bị cảm giác ám ảnh nhưng lại không dám nói ra sự thật. Bên trong mỗi con người đều có một tòa án lương tâm để suy xét những hành động mà bạn đang làm là đúng hay sai. Nếu như chỉ vì một phút mong muốn xây dựng hình tượng tốt đẹp trong mắt người khác mà bạn nói dối, chắc chắn lương tâm của bạn sẽ phản ánh điều này.

nói dối rất có hại
Nói dối làm lương tâm khó chịu

Đối với những bạn mắc phải chứng bệnh nói dối bệnh lý chắc chắn cần phải đi bác sĩ tâm lý để điều trị ngay lập tức. Khi bạn để tình trạng này kéo dài quá lâu thì bạn sẽ mất đi việc phân biệt đâu là sự kiện có thật và đâu là sự kiện ảo do bạn tạo ra.

Đối với đời sống

Ngoài vấn đề về sức khỏe và tâm lý, hậu quả của việc nói dối thường xuyên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả bản thân và các mối quan hệ xã hội.

Sẽ không một ai thích kết bạn với một người thường xuyên nói dối cả. Trong một mối quan hệ dù là bạn bè, tình yêu hay đối tác trong công việc, một khi bạn bị phát hiện ra rằng đang nói dối người khác sẽ mất niềm tin vào bạn. Họ có thể không tin tưởng, không chia sẻ thông tin hoặc không dựa vào bạn trong các tình huống quan trọng.

Hậu quả của việc nói dối sẽ khiến bạn bị cô lập
Hậu quả của việc nói dối sẽ khiến bạn bị cô lập

Bên cạnh đó, khi bạn thường xuyên nói dối bạn sẽ đánh mất danh dự và tôn trọng từ người khác. Người khác có thể coi bạn là người không đáng tin và không tôn trọng, điều này có thể dẫn đến cách xã hội bị cô lập hoặc không được đánh giá cao khi bạn đưa ra các ý kiến của bản thân.

Vậy phải làm sao để tránh được việc nói dối?

Sau khi chúng ta đã biết được hậu quả của việc nói dối thì chúng ta sẽ cùng tìm cách làm thế nào để tránh được tình trạng nói dối. Đối với mỗi người sẽ có những cách để không nói dối khác nhau. Tuy nhiên cơ bản nhất là bạn cần phải nuôi dưỡng được tâm hồn và rèn luyện được tính chân thật.

nói dối có tác hại gì
Bạn nên giáo dục trẻ em từ nhỏ về tác hại của nói dối

Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được lời nói dối trong cuộc sống:

  • Rèn luyện bản thân: Bạn cần phải biết được nói dối bị quả báo gì về mặt tâm linh và khoa học. Khi hiểu được điều này thì bạn sẽ rèn luyện được bản thân tránh khỏi những lời nói dối, tự kiến tạo được cuộc sống tốt đẹp dựa vào câu chuyện có thật.

  • Giáo dục trẻ em từ nhỏ: Trẻ em cần được dạy dỗ về hậu quả của việc nói dối ngay từ nhỏ. Việc này sẽ giúp các em hiểu được những điều xảy ra khi bé thực hiện một lời nói dối. Khi bạn lấy giáo dục làm gương chắc chắn đứa trẻ sẽ không dám nói dối.

  • Lựa chọn môi trường sống: Khi bạn đã nắm rõ được quả báo nói dối thì chắc chắn bạn sẽ chọn lọc môi trường sống phù hợp hơn đối với tính cách của mình. Nếu như bạn ở trong một môi trường sân si, đố kỵ và luôn tìm cách nói dối để hạ bệ lẫn nhau thì chắc chắn một ngày nào đó bạn cũng giống những người đó.

Kết luận

Bài viết trên để giúp cho bạn biết được hậu quả của việc nói dối đối với mặt tinh thần và cơ thể của mỗi người. Phụ Nữ Plus tin rằng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ được những tác hại của lời nói này. Để có thể rèn giũa tâm tính là một quá trình dài, nên bạn hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để tâm của mình luôn an lạc nhé!