Logo

Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật? Loại nào tốt cho bé

Lưu Lan Hương

Thứ bảy, 25/03/2023 - 11:45

Một trong hai phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn nhất cho con mình chính là ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Cả hai phương pháp đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên để cho trẻ nhỏ phát triển toàn diện, nhiều bậc phụ huynh đã kết hợp hai cách ăn dặm này đem tới hiệu quả không ngờ. Hãy cùng Phụ nữ Plus tìm hiểu hai phương pháp này nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Đặc trưng của ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật là hai phương pháp quen thuộc được nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn. Nhưng cũng có nhiều bà mẹ bỉm sữa chưa hiểu hết về ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống có đặc điểm, đặc trưng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Ăn dặm truyền thống là phương pháp đã có từ rất lâu, nhiều thế hệ cứ truyền tai nhau, từ đời ông bà, đến đời cha mẹ đều chuộng cách ăn dặm này. Phương pháp này có 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Trẻ nhỏ sẽ ăn bột loãng có kèm theo ít bột ngọt để tạo hương vị.
  • Giai đoạn 2: Trẻ nhỏ chuyển sang ăn bột hoặc cháo sệt hơn kết hợp với nhiều loại rau củ, thịt cá đã được xay nhuyễn để hỗ trợ cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Giai đoạn 3: Khi bắt đầu mọc răng, cơ thể cứng cáp hơn, cho trẻ chuyển sang ăn cháo đặc kết hợp với nhiều thực phẩm chứa chất đạm, vitamin, chất xơ,… cần thiết. 
  • Giai đoạn 4: Khi đủ 18 tháng hoặc khi đã mọc đủ răng hàm, cho trẻ chuyển sang ăn cơm nát.
  • Giai đoạn 5: Khi đủ 2 tuổi, cho trẻ ăn cơm thường.
ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu nhật
Phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật có đặc trưng gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho trẻ ăn 3 món trong cùng một bữa bao gồm: 1 bát cháo, 1 món canh và 1 món mặn tương tự như bữa ăn thông thường của người lớn. Tuy nhiên, độ thô của món ăn sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. 

Với kiểu ăn dặm này, bé sẽ được ăn cơm nát sớm hơn khi vừa đủ 12 tháng tuổi, và ăn cơm thường khi được 18 tháng tuổi. Ngoài ra, thực đơn cho các bé trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Ví dụ như thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng sẽ khác với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8,9,10 tháng.

Một đặc trưng nữa của cách ăn dặm kiểu Nhật chính là không có trường hợp bế rong khi trẻ ăn như phương pháp truyền thống. Trẻ nhỏ sẽ được rèn luyện để ăn quy củ trên bàn, tự xúc, tự cầm thức ăn mà không phải bón hay hối thúc từ phía cha mẹ. 

Điểm giống nhau giữa ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật

Đều là hai phương pháp nuôi trẻ cực kỳ hiệu quả trong quá trình ăn dặm, bạn đã thực sự hiểu điểm tương đồng giữa ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật hay chưa? Liệu ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống có điểm tương đồng nào hay không? 

Câu trả lời chính là có. Hai phương pháp này đều có điểm chung ở cách ăn trong tháng đầu tiên cho trẻ ăn dặm và cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Trong tháng đầu tiên cho trẻ ăn dặm: Cả ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật khi mới bắt đầu đều:

  • Cho trẻ ăn những món ăn từ đơn giản đến những món ăn đa dạng
  • Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều
  • Cho trẻ ăn từ loãng đến sệt, đặc
  • Cho trẻ tăng dần tần suất bữa

Ngoài ra cách cân bằng dinh dưỡng của ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật cũng khá giống nhau khi đều cung cấp đầy đủ những nhóm chất cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể là chất đạm, tinh bột, chất béo cùng với nhiều vitamin và khoáng chất tốt trong từng bữa ăn, từng món ăn cho các bạn nhỏ. 

ăn dặm kiểu nhật và truyền thống
Điểm giống nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

Sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

Không chỉ gặp gỡ nhau ở những điểm tương đồng, ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật cũng có nhiều điểm khác biệt riêng. Chắc chắn qua những chia sẻ dưới đây, bạn sẽ hoàn toàn có thể phân biệt ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cũng như có thể thấy được điểm khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống một cách đơn giản và rõ ràng nhất!

Phân biệt nguyên liệu giữa hai cách ăn dặm

Đầu tiên, ăn dặm kiểu Nhật khác ăn dặm truyền thống ở một điểm có thể dễ dàng nhận biết nhất chính là nguyên liệu. 

So với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật sẽ có nhiều món ăn phong phú và đa dạng hơn. Thực đơn món ăn sẽ được đưa ra một cách bài bản cũng như được tham khảo rất nhiều từ những nguyên liệu đặc trưng của xứ sở hoa anh đào này. 

Nguyên liệu chủ yếu sẽ là đậu tương, cá hồi, udon, rong biển,… chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Nhưng đổi lại cách ăn dặm này sẽ đảm bảo cung cấp DHA cho các bạn nhỏ cực kỳ tốt.

Đi theo con đường có chút “dân dã”, phương pháp ăn dặm truyền thống với nguồn nguyên liệu phù hợp theo mùa và có sẵn tại địa phương. Không cầu kỳ như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống lựa chọn nguyên liệu giản đơn, quen thuộc, dễ mua. Ít chọn nhiều nguyên liệu từ biển, các bà mẹ Việt Nam ưa chuộng thịt lợn, thịt bò,… hơn. 

khác nhau giữa ăn dặm kiểu nhật và truyền thống
Sự khác nhau giữa nguyên liệu của hai phương pháp ăn dặm

Cách bảo quản và sơ chế

Một chi tiết nữa chắc chắn bạn cũng sẽ thấy ăn dặm truyền thống khác ăn dặm kiểu Nhật. Đó chính là trong cách bảo quản và sơ chế. Do phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ cảm giác ăn như người lớn với những món ăn đa dạng và phong phú trong mỗi bữa nên việc chuẩn bị, chế biến cũng như bảo quản thực phẩm sẽ cầu kỳ và phức tạp hơn.

Còn ăn dặm kiểu truyền thống chuộng cho bé ăn một món trong mỗi bữa, giản đơn, dễ mua và dễ làm. Nên sơ chế cũng bảo quản cực kỳ nhanh gọn lẹ. 

Dụng cụ nấu ăn

Nhật Bản là nước của những người tỉ mỉ, tinh tế và cầu kỳ trong từng chi tiết. Bởi vậy điểm khác biệt tiếp theo của ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật đến từ dụng cụ nấu ăn.

Bữa ăn dặm cho con với người Nhật cực kỳ quan trọng nên họ sẽ đầu tư rất nhiều vào những món ăn cho các bạn nhỏ. Các bà mẹ trước khi bắt tay vào nấu nướng những món ăn dặm kiểu Nhật cần chuẩn bị rất nhiều dụng cụ. 

Nếu như nhà bạn có những dụng cụ sau đây chắc chắn bữa ăn dặm theo kiểu Nhật của con sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn đấy! Đó chính là: Máy xay, cối, rây để lọc nguyên liệu, lò vi sóng, tủ lạnh. 

phân biệt ăn dặm kiểu nhật và truyền thống
Dụng cụ nấu ăn của hai cách ăn dặm này hoàn toàn khác nhau

Sự giản đơn, không cầu kỳ là lối đi mà ăn dặm truyền thống chọn lựa. Dung cụ nấu nướng cho phương pháp ăn này rất đơn giản. Không cần đầu tư thêm rây bột, cối,… các mẹ cũng có thể dễ dàng nấu cho con những món ăn ngon, những bát cháo sánh mịn với phương pháp ăn dặm truyền thống này. 

Mọi thực phẩm đều được tận dụng từ nguyên liệu có sẵn, rút ngắn quá trình chế biến, sơ chế, giảm số lượng dụng cụ nấu ăn cần dùng. 

Phương thức nấu

Ngoài dụng cụ nấu nướng, chắc chắn các bạn sẽ có thể phân biệt ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống thông qua một yếu tố khác chính là phương thức nấu. Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống có cách nấu hoàn toàn khác nhau.

Thiên về sự tỉ mỉ, cầu kỳ, nên ăn dặm kiểu Nhật thường hầm rau củ để chế biến ra những món ăn ngon cho các bạn nhỏ. Hương vị thơm ngon, nhưng cũng tồn tại một điểm trừ khá lớn. Đó chính là làm mất đi nhiều dinh dưỡng của rau củ nguyên bản. Khi nấu các mẹ sẽ hầm một lượng lớn, chia nhỏ theo từng bữa cho vào tủ lạnh. Khi dùng chỉ việc lấy ra rã đông, nấu lại. Việc nấu ăn như vậy sẽ làm mất hết vitamin tốt có trong rau củ quả. 

ăn dặm kiểu nhật khác ăn dặm truyền thống
Phương pháp nấu của ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật khác nhau

Ngoài ra, theo kiểu Nhật, để cho bé có được những trải nghiệm tốt nhất trên bàn ăn, các bà mẹ sẽ nấu nhiều món ăn riêng biệt và đa dạng hơn. Do đó các bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn, từng bữa sẽ là một trải nghiệm mới, thú vị, bất ngờ mà các bạn nhỏ sẽ không bao giờ nghĩ tới. 

Đơn giản nhưng đủ chất và dinh dưỡng, phương pháp ăn dặm truyền thống dùng nước hầm xương để chế biến món ăn cho các bé nhỏ. Trong nước hầm xương có chất đạm và canxi nên tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Ngoài ra, sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống đó là phương pháp truyền thống không làm quá nhiều món trong mỗi bữa ăn. Các mẹ Việt sẽ nấu cháo và trộn cùng rau củ, thịt,… đã được xay nhuyễn cho cùng một chén khi bé ăn. Bởi vậy, cảm giác mau ngán, chán ăn của trẻ nhỏ là điều không thể tránh khỏi. 

ăn dặm truyền thống khác ăn dặm kiểu nhật
Trẻ nhỏ ăn dặm kiểu Nhật sẽ được ăn đồ thô sớm hơn

Độ thô trong thức ăn của bé

Ngoài sự khác biệt về phương pháp nấu, ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật không hề giống nhau trong cách chọn đồ ăn thô cho trẻ nhỏ. 

Cách ăn dặm kiểu Nhật sẽ dạy trẻ ăn cơm nát từ rất sớm khi vừa bước vào 1 tuổi, và khi được 18 tháng sẽ chuyển sang ăn cơm thường. Còn cách ăn dặm truyền thống sẽ cho bé ăn bột và ăn cháo trộn cùng nhiều thực phẩm khác đã được xay nhuyễn đến khi bé được 12 tháng tuổi. Phải đến 18 tháng khi bé mọc đủ răng hàm mới chuyển sang cơm nát và đến 24 tháng tuổi, bé mới được ăn cơm thường.

Như vậy, có thể nhìn thấy rất rõ điểm khác biệt giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống chính là kiểu Nhật sẽ cho bé ăn thô sớm hơn. 

Kỷ luật trên bàn ăn

Là một nước coi trọng sự kỷ luật, vì vậy ngay cả trong cách ăn dặm của Nhật Bản, ngay cả trên bàn ăn cũng phải có nguyên tắc. Đây là thứ tạo nên sự khác nhau giữa ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật mà các mẹ có thể thấy rõ nhất.

Theo phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, các bạn nhỏ được tập cho tự mình xúc từ rất sớm dù có bẩn hay đồ ăn văng tung toé. Với mục đích khuyến khích bé trở nên tự lập, phương pháp này sẽ cho bé trải nghiệm cách ăn như người lớn. Các bạn nhỏ sẽ được ngồi ăn chung cùng ba mẹ, tự xúc cho mình ăn và đương nhiên khi bé không muốn ăn ba mẹ sẽ không hề ép buộc. 

khác nhau giữa ăn dặm kiểu nhật và truyền thống
Sự khác biệt trong kỷ luật trên bàn ăn của ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật

Theo cách ăn dặm truyền thống, các bạn nhỏ sẽ được “nâng niu và chiều chuộng” nhiều hơn khi được bón rong, vừa ăn vừa chơi. Khi bé biếng ăn, thường các mẹ sẽ có thói quen ép vì lo lắng con mình sẽ bị đói, thiếu chất. Các bé sẽ được bón cho ăn trong từng bữa và thường sẽ không ngồi ăn chung cùng bố mẹ mà có thể sẽ được ăn trước, ăn riêng. 

Lợi ích cho bé khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống 

Qua những phân tích bên trên có lẽ phần nào đã giúp ba mẹ có thể hiểu hơn về ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bởi vậy thay vì chọn một phương pháp nhất định cho các bạn nhỏ, nhiều ba mẹ kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật đem tới hiệu quả tích cực. 

Khi ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống có thể phát huy và tận dụng tối đa được lợi ích của từng cách ăn dặm. Một sự hòa quyện giữa hai phương pháp này giúp loại bỏ những mặt hạn chế của từng phương pháp đem tới nhiều lợi ích ưu việt trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các bạn nhỏ:

  • Nuôi dạy con đúng cách đó là rèn luyện cho bé khả năng nhai cũng như nuốt thức ăn theo phản xạ. Các bé khi ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống sẽ biết cách ăn tốt hơn, biết nhai đúng cách để không bị mắc hay bị hóc nghẹn.
  • Khi kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật giúp vị giác của các bé được kích thích, phát triển tốt hơn, phân biệt được hương vị cũng như các loại thực phẩm khác nhau.
  • Ngoài ra, các bé khi ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật sẽ được cung cấp đầy đủ và trọn vẹn những dưỡng chất cần thiết, giúp các bạn nhỏ có thể phát triển toàn diện.
ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống
Lời khuyên dành cho ba mẹ khi cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật

Lời khuyên cho ba mẹ khi cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật

Quá trình ăn dặm rất quan trọng trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bởi vậy khi kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật ba mẹ không nên bỏ qua những lưu ý sau để giúp quá trình nuôi con và chăm sóc con được tốt nhất nhé!

  • Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Độ tuổi này của trẻ không thể ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật bởi cơ thể các bé chưa được hoàn thiện. Ngoài sữa mẹ hay sữa công thức thì không nên cho trẻ nhỏ ăn những thức ăn, thực phẩm khác.
  • Khi áp dụng kết hợp hai phương pháp này, ba mẹ nên nhớ không ép con mình ăn những món ăn mà bé không thích. Khi bắt ép quá nhiều có thể khiến các bạn nhỏ sợ và biếng ăn hơn. Hãy tôn trọng sở thích ăn uống của con trẻ. Khi các bé không muốn ăn ba mẹ nên dừng lại và cho ăn nhiều hơn trong những bữa kế tiếp thay vì bắt ép quá mức.
  • Những món ăn trong quá trình ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật nếu bắt mắt bao giờ cũng thu hút trẻ nhỏ hơn. Vì vậy ba mẹ hãy chịu khó đầu tư hơn, đa dạng các món ăn nhiều màu sắc cho các bé nhỏ để tạo không khí vui vẻ, hứng thú hơn khi con ăn.
  • Khi áp dụng kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống, ba mẹ nên tuân thủ khẩu phần ăn cho các bé trong từng giai đoạn. 1 bữa/ngày với các bé từ 6 – 8 tháng tuổi, 2 – 3 bữa/ngày với các bé từ 8 – 12 tháng tuổi.  
  • Lưu ý đặc biệt khi cho bé ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật chính là không nên cho trẻ nhỏ vừa ăn vừa chơi cũng như ăn rong vì sẽ làm cho các bé nhỏ mất tập trung cũng như khó hấp thụ các dưỡng chất cần thiết.

Lời kết

Hy vọng, với những chia sẻ trên Phụ Nữ Plus đã cho bạn những thông tin hữu ích liên quan tới ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi phương pháp sẽ có thế mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy kết hợp hai cách ăn dặm là sự lựa chọn “chân ái” dành cho ba mẹ. Mong rằng hành trình nuôi con khôn lớn của các bậc phụ huynh sẽ luôn thuận lợi và các bạn nhỏ sẽ luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện!