Thứ hai, 05/06/2023 - 09:29
Cách quản lý tài chính gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống và đảm bảo không bị thâm hụt nguồn tiền. Tuy nhiên nếu như bạn là người mới lập gia đình thì chắc chắn việc quản lý tài chính không hề dễ dàng. Đây cũng được xem là bài toán khiến cho các chị em phụ nữ đau đầu. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn những phương pháp quản lý nguồn tài chính trong gia đình thông minh và hiệu quả.
Mục lục
Có nhiều bạn thắc mắc rằng cách quản lý tài chính gia đình có thật sự khó như mọi người vẫn nghĩ hay không? Nếu như bạn là một người cẩn thận và có sự tính toán tỉ mỉ trong quá trình sử dụng nguồn tiền thì đây là bài toán không hề khó.
Cái khó duy nhất để quản lý chi tiêu hiệu quả chính là đa phần mọi người không thể thực hiện chi tiêu như kế hoạch đã đặt ra. Gia đình bạn dù ít người hay nhiều người, chắc chắn sẽ luôn phát sinh các vấn đề, các khoản chi tiêu bất ngờ nên thường dẫn đến tình trạng “vỡ kế hoạch tài chính”.
Ngoài ra, nhiều gia đình vẫn còn băn khoăn vấn đề vợ chồng nên xài tiền chung hay riêng. Điều này khiến cho những kế hoạch chi tiêu chưa thực sự hiệu quả bởi không có sự đồng tâm, quyết định thống nhất giữa hai người.
Vì thế, cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả chính là bạn phải có một kế hoạch phân chia các nguồn thu nhập, nguồn chi tiêu, đặc biệt là nguồn tiền dự phòng, dùng cho các trường hợp phát sinh. Để kế hoạch thành công thì phải có được sự đồng lòng và chung sức từ nhiều thành viên trong gia đình.
Có thể nhiều bạn không biết nhưng cách quản lý tài chính trong gia đình thông minh chính một vài quy tắc nhất định. Các quy tắc này sẽ là thước đo để bạn cân nhắc xem khoản chi tiêu đó có thật sự cần thiết và phù hợp với cách quản lý tài chính gia đình hay không.
Bạn có thể tham khảo 8 nguyên tắc quản lý tài chính dưới đây:
Trước khi mua bất cứ vật gì cần phải có sự cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến từ những người đi trước.
Lập kế hoạch chi tiêu và chi phí mỗi tháng phải thấp hơn mức thu nhập của vợ chồng.
Cách quản lý tài chính gia đình chính là không bao giờ bỏ qua các mục chi phí phát sinh, luôn có khoản tiền dự phòng.
Nên thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch chi tiêu để xem có hợp lý hay không, cần điều chỉnh khoản gì hay không.
Đặt ra danh sách những thứ được ưu tiên để chi trả, những điều còn lại bạn nên cân nhắc.
Cách quản lý tài chính gia đình là trở thành người sử dụng tiền và chi tiêu có một mục đích nhất định.
Xác định được lý do của việc tiết kiệm tiền để tránh tiêu tiền vào những vật không cần thiết.
Nên theo dõi các khoản chi phí hàng tháng để xem kế hoạch có ổn không, có sự chênh lệch chi phí không,...
Có thể thấy rằng cách quản lý tài chính gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Đồng thời, biết quản lý tài chính trong nhà sẽ là một cách để tình yêu bền lâu giữa hai vợ chồng, nâng cao chất lượng hôn nhân giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc. Khi bạn thực hiện quản lý tài chính thì bạn có thể tham khảo các phương pháp quản lý hỗ trợ như sau:
Một trong những phương pháp quản lý tài chính gia đình được nhiều người áp dụng chính là dùng excel. Cách này vẫn có thể thực hiện đơn giản trên máy tính.
Đối với phương pháp này thì mọi người cần phải nhập hết tất cả những chi tiêu, được liệt kê theo từng cột như: Nội dung chi, ngày chi, số tiền, mục đích,...
Lợi ích: Phương pháp này sẽ giúp cho bạn thống kê chính xác được số tiền đã chi, từ đó dễ dàng đánh giá, điều chỉnh khoản chi hợp lý hơn.
Ưu điểm: Bạn có thể thực hiện ngay trên máy tính mà không cần phải cài đặt, tải thêm bất kỳ ứng dụng nào.
Nhược điểm: Cách quản lý tài chính gia đình này cần bạn dùng nhiều thời gian trong việc phân chia, phân loại các mục tiêu để đưa ra nhận xét cuối cùng về việc chi tiêu.
Một bí quyết quản lý tài chính gia đình được nhiều người áp dụng chính là dùng phương pháp 6 chiếc lọ. Đây là một trong những phương pháp dễ thực hiện và phù hợp đối với các hộ gia đình ít người.
Đối với phương pháp này, tổng thu nhập của gia đình sẽ được phân ra thành 6 phần, đồng nghĩa với 6 chiếc lọ. Trong đó: quỹ từ thiện (5%), quỹ đầu tư (10%), quỹ giải trí (10%), quỹ giáo dục (10%), quỹ tiết kiệm (10%), quỹ chi tiêu thiết yếu (55%).
Lợi ích: Đây là cách quản lý tài chính gia đình giúp cho bạn có thể phân bổ được tổng thu nhập của các thành viên sử dụng theo từng mục đích phù hợp. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu và lập ra được kế hoạch rõ ràng.
Ưu điểm: Phương pháp dễ thực hiện, dễ hiệu quả, là cách thức hợp lý để kiểm soát chi tiêu gia đình.
Nhược điểm: Cách này chưa có quỹ dự phòng trong danh sách, bạn có thể thay thế quỹ từ thiện thành quỹ dự phòng nếu cần thiết.
Một cách quản lý tài chính gia đình tương tự như mô hình 6 chiếc lọ chính là mô hình 50/30/20. Tuy nhiên cách chia của phương pháp này đơn giản hơn so với mô hình 6 chiếc lọ bên trên.
Đối với cách này thì bạn sẽ chia cổng thu nhập của tất cả những thành viên trong gia đình thành ba phần: dành cho tiết kiệm và đầu tư (20%), chi cho sở thích cá nhân (30%), chi tiêu thiết yếu (50%).
Lợi ích: Hỗ trợ bạn dễ dàng trong việc hoạch định các chi tiêu để đưa ra được những kế hoạch quản lý tài chính tốt hơn cho lần sau.
Ưu điểm: Cách quản lý tài chính gia đình này dễ áp dụng và dễ phân chia.
Nhược điểm: Cách phân bố các khoản chi phí còn khá chung chung nên bạn sẽ khó trong việc đánh giá chi tiêu trong gia đình.
Một cách quản lý tài chính gia đình được nhiều người trên thế giới áp dụng chính là phương pháp Kakeibo của Nhật Bản. Phương pháp này chi tiêu dựa trên sở thích và nguyện vọng của cá nhân.
Để có thể lập ra bản chi tiêu, bạn cần trả lời được câu hỏi như: Số tiền muốn tiết kiệm là bao nhiêu? Tổng thu nhập của mọi người trong gia đình là bao nhiêu? Gia đình sẽ dự định chi tiêu bao nhiêu? Bạn muốn cải thiện chi tiêu và tài chính bằng cách nào?
Lợi ích: Khi bạn đã có được những câu trả lời cho bản thân thì bạn sẽ đưa ra được kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu phù hợp. Phương pháp này còn giúp bạn chủ động trong việc cải thiện tài chính theo đúng mức thu nhập thực tế mà vẫn đảm bảo được chi tiêu chung của cả gia đình.
Ưu điểm: Cách quản lý tài chính gia đình này là phương pháp thực tế nhất cho tình hình kinh tế và số tiền chi tiêu của các hộ gia đình. Nếu như bạn được hiện tốt thì bạn có thể chủ động trong việc giúp gia đình tiết kiệm được tiền, giảm chi tiêu.
Nhược điểm: Vì đây là cách làm dựa trên cảm tính khá nhiều nên sẽ rất khó trong việc quản lý chi tiêu của mọi người.
Có thể nói, một trong những tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc đó là vợ chồng đồng tâm, đồng lòng trong những kế hoạch chi tiêu, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Khi nhu cầu quản lý tài chính của cá nhân mọi người càng tăng thì thị trường đã tung ra nhiều app quản lý chi tiêu để hỗ trợ người dùng. Những ứng dụng này sẽ giúp cho bạn có được cách nhìn chi tiết và tổng quan nhất cho từng đợt chi tiêu trong tháng.
Ưu điểm của các ứng dụng này chính là thông tin được hiển thị một cách trực quan. Đây là cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả trong thời đại 4.0, giúp bạn có được đánh thực tế nhất. Một số ứng dụng chất lượng về việc quản lý tài chính như:
Sổ thu chi MISA
Ví Money Lover
Chức năng trợ lý của các ngân hàng số
Đặc điểm chung của 3 ứng dụng trên chính là ghi chép lại được chi tiết và toàn bộ những khoản chi của hộ gia đình. Cuối tháng bạn có thể nhìn lại và đánh giá xem những khoản mục nào chi hợp lý, mục nào chưa, để xây dựng kế hoạch cho tháng sau hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện cách quản lý tài chính gia đình chắc chắn sẽ có những sai lầm dễ dàng mắc phải đối với những bạn chưa có kinh nghiệm. Nếu như bạn biết được những sai lầm này thì bạn có thể tránh và hạn chế gây bất hòa khí trong gia đình.
Dưới đây chính là những kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình dành cho các bạn:
Không có sự chuẩn bị trước: Bạn cần phải có kế hoạch chuẩn bị và dự trù các khoản chi tiêu ngay từ khi cuối tháng để chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn tiền của mình, tránh gây lãng phí,
Quyền quản lý cho một người duy nhất: Một sai lầm trong cách quản lý tài chính gia đình thường xuyên diễn ra chính là trao quyền quản lý cho 1 người. Những người còn lại sẽ không cảm thấy thoải mái về điều này.
Tâm lý áp đặt: Nếu như bạn biết cách kiểm soát chi tiêu là một tín hiệu cho thấy bạn đã có kế hoạch thành công, nhưng không nên quá áp đặt ở vấn đề này. Bạn nên giúp cho những thành viên trong gia đình hiểu tầm quan trọng của việc quản lý, không nên căng thẳng vì sẽ dễ bị tác dụng ngược.
Làm thế nào để có cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phụ Nữ Plus hy vọng rằng, với những chia sẻ trên thì bạn đã có thể xây dựng được một kế hoạch tài chính riêng cho gia đình mình. Nếu như bạn đã thử qua một vài cách mà vẫn chưa phù hợp thì hãy thử thêm nhiều cách khác vì mỗi người sẽ có các cách quản lý khác nhau.
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
Chồng mệnh Thổ vợ mệnh Mộc có tương khắc nhau? Cách hóa giải
Chồng mệnh Thổ vợ mệnh Mộc có tương khắc nhau? Cách hóa giải
Hôn nhân
29-05-2023
Rất nhiều người thắc mắc chồng mệnh Thổ vợ mệnh Mộc có hợp nhau không? Hay tò mò hai vợ chồng mệnh này nên sinh con hành gì là tốt nhất? Những thắc mắc này cũng cực kỳ dễ hiểu vì đôi vợ chồng nào cũng đều mong gặp nhiều may mắn, tiền tài rộng mở, gia đình êm ấm hạnh phúc. Chính vì thế bài viết dưới đây của Phụ Nữ Plus sẽ giải đáp những điều này cho bạn nhé!
Vợ chồng nên cách nhau bao nhiêu tuổi là đẹp nhất?
Vợ chồng nên cách nhau bao nhiêu tuổi là đẹp nhất?
Hôn nhân
30-10-2023
Vợ chồng nên cách nhau bao nhiêu tuổi là đẹp? Đây là vấn đề của nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới nhau rất quan tâm. Với mọi độ tuổi khác nhau thì suy nghĩ và hành động cũng sẽ có sự khác biệt do tuổi tác. Điều này cũng sẽ quyết định đến cuộc sống hôn nhân của bạn có thật sự hạnh phúc hay không. Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ thông tin về khoảng cách tuổi tác giữa vợ chồng thế nào là đẹp.
10 dấu hiệu chồng chán vợ tuyệt đối không sai chị em cần cảnh giác
10 dấu hiệu chồng chán vợ tuyệt đối không sai chị em cần cảnh giác
Hôn nhân
30-10-2023
Có lẽ có rất nhiều chị em ở đây muốn biết về những dấu hiệu chồng chán vợ. Bởi với phụ nữ sau khi có gia đình, họ luôn sợ người chồng của mình chán hay không còn yêu mình như trước. Và đôi khi chồng chán vợ sẽ khiến cho cuộc hôn nhân đó xuất hiện những rạn nứt, vậy nên Phụ Nữ Plus hôm nay sẽ mách bạn những dấu hiệu cho thấy chồng chán vợ để các bạn có cách giải quyết tốt nhất nhé!
Vợ chồng không cùng quan điểm sống phải làm sao?
Vợ chồng không cùng quan điểm sống phải làm sao?
Hôn nhân
17-06-2023
Việc vợ chồng không cùng quan điểm sống hay to tiếng sau khi kết hôn là điều mà chúng ta không thể nào tránh khỏi được. Tuy nhiên, để hai người có thể vượt qua được, thay đổi vì nhau và sống hạnh phúc mới là điều mà chúng ta cần quan tâm. Chính vì vậy, bài viết hôm nay của Phụ Nữ Plus sẽ giúp mọi người gợi ý giúp các bạn những cách giải quyết sao cho hợp lý nhất.
Các giai đoạn của hôn nhân & bí kíp để giữ tình yêu vĩnh cửu
Các giai đoạn của hôn nhân & bí kíp để giữ tình yêu vĩnh cửu
Hôn nhân
19-03-2023
Liệu bạn đã thực sự hiểu hết về các giai đoạn của hôn nhân? Làm sao để vợ chồng có thể vượt qua những chông gai, thử thách mà vẫn luôn mặn nồng và hạnh phúc? Hãy để bài viết này giải đáp cho bạn những giai đoạn mà hôn nhân có thể trải qua và đưa ra những lời khuyên hữu ích để ngọn lửa tình yêu giữa vợ và chồng luôn rực cháy bất diệt và vĩnh cửu nhé!
7 lý do vợ chồng không nói chuyện với nhau & cách giải quyết
7 lý do vợ chồng không nói chuyện với nhau & cách giải quyết
Hôn nhân
27-10-2023
Hẳn rất nhiều người đã từng rơi vào trường hợp vợ chồng không nói chuyện với nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khéo léo để hiểu rõ nguyên nhân và cách giải quyết tình huống này như thế nào. Có thể do vợ chồng trái quan điểm, hay đang chán nhau hoặc thậm chí là một trong 2 đang ngoại tình. Nếu như xử lý không đúng cách chắc chắn sẽ khiến hôn nhân rơi vào bế tắc. Chính vì thế hãy để Phụ Nữ Plus đóng vai “quân sư” giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bách Khoa Toàn Thư Làm Đẹp A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Làm Đẹp Mới Nhất 2023
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến bạn
LIÊN KẾT HỮU ÍCH