Logo

Quả báo cho kẻ lừa đảo xứng đáng phải nhận trong cuộc sống

Quả báo cho kẻ lừa đảo được sử dụng rộng rãi trong tín ngưỡng, triết học và chính trị. Đặc biệt phổ biến hơn nữa là trong đạo Phật. Vậy có thật sự tồn tại luật nhân quả báo ứng cho kẻ lừa đảo? Quả báo của việc lừa đảo là gì? Hãy cùng Phụ Nữ Plus tìm hiểu nhân quả báo ứng lừa đảo trong bài viết dưới đây.

mục lục Mục lục

mục lục

Lừa gạt có phải là nghiệp xấu? 

Lừa gạt chính là một nghiệp xấu. Được biết nghiệp ở đây là nghiệp quả báo ứng, tức là đã gây nhân thì có kết quả tương xứng. Nghiệp là những suy nghĩ rồi xuất ra lời nói cố ý, cố tâm, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều người. Nghiệp là những hành động mang tính chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương ứng trong hiện tại và sau này. 

Lừa gạt là việc gian lận, đánh lừa làm cho một người nào đó tin vào một điều gì không có thật, từ đó nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái với pháp luật như chiếm đoạt tài sản hoặc nguyên vật liệu. Vì thế, một khi đã phạm tội lừa gạt chắc chắn sẽ phải hứng chịu quả báo cho kẻ lừa đảo.

quả báo cho kẻ lừa đảo
Lừa gạt sẽ bị quả báo thích đáng

Nhân quả báo ứng cho kẻ lừa đảo xứng đáng phải nhận

Theo luật nhân quả, hành động lừa đảo, lừa gạt người khác với mục đích xấu sẽ dẫn đến kết quả không tốt cho kẻ phạm tội. Vì lòng tham mà đạo đức bị bị thoái hóa, biến chất sẽ khiến họ phải gánh quả báo nặng nề.

Lừa đảo nằm trong 5 tội không thể sám hối của nhà Phật mà mọi người nên tránh xa. Việc lừa đảo là một hành vi vô cùng xấu và sẽ bị trừng phạt thích đáng. 

Nhân quả báo ứng lừa đảo theo đạo Phật

Trong đạo lý nhà Phật, quả báo của việc lừa đảo người khác đó là nhẹ thì nhà cửa, tài sản bị lũ cuốn trôi, sóng thần, động đất phá hủy. Nếu là tội nặng, kẻ lừa đảo sẽ phải chịu nghèo khổ, cơ cực, bần hàn thậm chí là thân làm súc vật đền tội cho người ở kiếp sau. Ví dụ như làm chó trông nhà, làm trâu cày ruộng, làm ngựa cho người khác cưỡi,.... 

Còn nếu được chuyển sinh trở lại làm người, họ sẽ phải tục thọ tiếp quả báo. Ví dụ như bị giam cầm tù tội, bị nhiều người khinh chê, gia đình ly tán, vợ con khốn khổ. Nặng hơn thì nghèo cùng vô số kiếp và nếu có nhiều tiền của thì cũng bị người khác chiếm đoạt hoặc không thể tự do sử dụng. 

quả báo của việc lừa đảo
Quả báo cho kẻ lừa đảo

Phải hứng chịu hình thức xử phạt từ pháp luật

Lừa đảo là việc làm xấu, Phật dạy không tham sân si để cuộc sống được hạnh phúc và tránh đi những phiền não không đáng có. Nếu phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình. Người phạm tội sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi lừa đảo tài sản. 

Quả báo lừa đảo đã có luật pháp xử phạt chế tài, phạt tù. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, tùy theo mức độ phạm tội sẽ phạt tù từ 6 tháng, thậm chí lâu hơn đối với việc lừa đảo với tài sản lớn. Nếu ai có tâm, tính kế  lừa đảo người khác thì nên nghĩ tới hậu quả mà bản thân sẽ phải chịu để tự điều hướng hành động của mình sao cho đúng.

Lời kết 

Có thể nói, những ai đi lừa gạt người khác thì sớm muộn gì cũng bị người đó lừa lại. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, người phạm tội gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Quả báo cho kẻ lừa đảo sẽ khiến họ phải chịu gánh kết quả nặng nề. Qua những thông tin đã được tổng hợp ở trên, Phụ Nữ Plus nhắc nhở mọi người hãy sống tốt đẹp, không lừa đảo, lừa gạt, sống thiện lương.