Logo

Ác khẩu là gì? Người ác khẩu có tạo nghiệp xấu hay không?

Ác khẩu là gì? Đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc hỉ nộ ái ối nên không thể tránh được những lúc nóng lạnh mà phát ra những lời không hợp lòng nhau. Vậy người ác khẩu có tạo nghiệp xấu hay không? Phụ Nữ Plus sẽ đưa ra một số thông tin dưới đây để giúp bạn giải đáp cũng như đưa ra một số cách để giảm bớt nghiệp.

mục lục Mục lục

mục lục

Ác khẩu là gì? 

Vậy ác khẩu là gì? Ác khẩu là những lời nói thâm độc, mắng nhiếc, chửi rủa,... trong giao tiếp. Đấy là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức với những người xung quanh. Tuy nhiên, nói nặng lời hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó như trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, thầy cô thì không phải là ác khẩu.

Trong 4 loại khẩu nghiệp không nên phạm trong cuộc sống thì ác khẩu là loại khẩu nghiệp nặng nhất. Người ác khẩu hay sử dụng lời nói thô thiển, mang ác ý nhắm vào người khác, thường xuyên nóng nảy, chửi rủa người khác khiến người nghe bị tổn thương. Họ sẽ phải nhận trái đắng vì lời nói của mình.

Ác khẩu là nghiệp nặng nhất
Ác khẩu là nghiệp nặng nhất 

Đặc biệt, ác khẩu với những người có ơn với mình hay người thân ruột thịt thì nghiệp mang đến sẽ càng nặng nề. Có thể thấy, đây là loại khẩu nghiệp nhiều người phạm phải nhất. 

 Tại sao không nên phạm vào ác khẩu?

Việc ác khẩu thể hiện lối sống thiếu đạo đức, phẩm chất, văn minh trong lời nói. Không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh, điều này còn gây ảnh hướng đến chính bản thân người ác khẩu. Sau đây là những lý giải về việc tại sao không nên phạm vào ác khẩu:

  • Người ác khẩu sẽ vô tình gây họa cho chính bản thân mình khi làm tổn thương người đối diện. 

  • Thường xuyên buông ác ngữ sẽ dẫn đến tự hạ thấp uy tín bản thân, dần dần mọi người xung quanh sẽ xa lánh họ. 

  • Người thân của họ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những lời ác khẩu này. Nếu là bậc cha mẹ thường dùng những từ ngữ không đẹp thì con cái họ sẽ tiếp nhận. Khi đó, trong quá trình trưởng thành của con cái cũng sẽ ảnh hưởng những tính chất bất tiện này. 

  •  Người ác khẩu luôn dùng lời nói để làm tổn thương đến người khác, từ đó sẽ phải hứng chịu quả báo nặng nề do dính nhiều nghiệp xấu. 

Ác khẩu và quả báo

Sau khi tìm hiểu ác khẩu là gì, có thể thấy đây là một trong những loại nghiệp nặng nhất nên nhà Phật rất coi trọng, luôn nhắc nhở chúng ta không được phạm phải. Do đó, quả báo do ác khẩu mang đến vô cùng nặng nề. Nếu người đó không biết cách sám hối khẩu nghiệp thì tội lỗi ngày càng thêm nặng.

Ác khẩu gây ảnh hưởng đến người xung quanh
Ác khẩu gây ảnh hưởng đến người xung quanh

Dưới đây là những quả báo thường gặp khi một người mắc nghiệp này phải trả giá: 

  • Nếu nói tục, chửi thề, họ sẽ mắc phải khẩu nghiệp bất thiện. Sau này miệng sẽ không đẹp, bị co rúm vào hoặc nói không ra lời, ra hơi, nói không tròn chữ, tròn tiếng,...

  • Những người thường xuyên oán thán cuộc đời bần hàn thì rất khó có được cuộc sống an yên. 

  • Những người hay chửi rủa chì chiết, quát tháo người khác thì ít được ai yêu thương. Lúc hoạn nạn không có ai bên cạnh chia sẻ, giúp đỡ.

  • Người hay ba phải, nịnh nọt thì ít khi được trọng dụng, khó thăng tiến. Dù có thăng tiến như mong muốn thì cũng khó ngồi vững vị trí đó, dễ dàng bị người khác hạ bệ.

  • Những người hay châm chọc, đặt điều cho người khác thì khó có được người bạn tâm giao. Họ chỉ có thể đơn độc đồng hành trên con đường sự nghiệp lẫn cuộc sống.

  • Người hay lấy chuyện của người khác ra soi mói, nói xấu, kể lể làm cho họ bị khốn khổ sau này sẽ bị soi mói, bị đặt điều, chịu khổ đau do mình đã làm khổ người. Ví dụ như đi làm dâu bị nhà chồng soi xét, ít tha thứ; đi làm quan hay làm ở đâu thì người khác chấp nhặt, để ý, bắt lỗi từng chút một. 

  • Người làm ơn mà bị mắc oán cũng là do miệng hay kể công, hay mắng nhiếc, hay nói lời sỉ nhục người khác. 

Hướng dẫn cách tu dưỡng cho người ác khẩu

Tu dưỡng hay tu khẩu là hình thức mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện. Tay dâng hoa thắp hương, miệng ăn chay niệm Phật cũng rất khó để đỡ được nghiệp từ một lần lỡ lời. Vì thế nên việc tu được khẩu sẽ mang đến cho bản thân nhiều phúc đức, may mắn. Nếu chúng ta thấm nhuần được lời phật dạy về cuộc sống hạnh phúc thì khi đấy tâm đã an và miệng chỉ nói lời thiện lành.

Tu dưỡng để bớt đi nghiệp xấu
Tu dưỡng để bớt đi nghiệp xấu

Có rất nhiều cách để tu dưỡng đức, nhưng bạn có thể tập thử từ những điều nhỏ nhặt nhất:

  • Chúng ta cần phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói, thấy được nhân quả của nó. Trước khi nói, hãy tư duy kỹ về vấn đề đó. Nghĩ xem lời này có làm cho người khác đau khổ, tổn thương, tổn hại gì không. 

  • Không nên lấy điều chưa tốt của người khác ra làm trò tiêu khiển để chế nhạo, cười cợt.

  • Không nên nói xấu, đơm đặt hay nói không đúng sự thật về người khác.

  • Không quát mắng, xúc phạm người khác bằng những lời thô tục, thô thiển. 

  • Hãy nói lời chân thật, nói lời hòa hợp, đẹp đẽ, thanh lịch. Lời nói hiền hòa, từ bi, nói lời tốt đẹp, mang lại lợi ích cho người tu khẩu nghiệp.

  • Không nói lời lừa đảo, lừa dối, lừa gạt mà hãy nói những lời chân thật, hòa hợp, đoàn kết và tốt đẹp. Từ đó sẽ có được phước báu, uy tín, danh dự, được mọi người tín nhiệm, giúp đỡ. 

  • Đối với bố mẹ, người thân trong gia đình thì không nên nói những lời cay đắng khiến lòng họ bị tổn thương.

  • Tuyệt đối không nên nói lời lừa gạt, dối trá với những người đã đặt niềm tin ở mình.

  • Tuyệt đối không được phỉ báng thần linh hoặc nói những lời không tốt về tín ngưỡng của người khác. 

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Phụ Nữ Plus giải đáp về ác khẩu là gì đến với bạn đọc. Có thể thấy ác khẩu là nghiệp khó khắc phục nhất, không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí còn rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng tu tâm rèn tính, tu tâm tích đức, nói lời hay, ý đẹp để tránh khỏi phiền toái, hệ lụy sau này.